ĐO CHÂN MIỄN PHÍ VỚI CÔNG NGHỆ CẢM ỨNG MỸ ISTEP

Điều trị bàn chân bẹt bằng lót giày y khoa

Điều trị bàn chân bẹt bằng lót giày y khoa

Bàn chân bẹt là dị tật hoàn toàn có thể chữa trị bằng phương pháp không phẫu thuật nếu được phát hiện kịp thời và lựa chọn đúng phương pháp.

Nguyên nhân nào dẫn đến chứng bàn chân bẹt?

Tất cả trẻ sơ sinh đều không có vòm bàn chân, khi trẻ đến độ tuổi từ 2 đến 3, vòm bàn chân của trẻ mới bắt đầu hoàn thiện. Vòm bàn chân được hình thành do các cơ và dây chằng nối xương ở phần giữa, trước và sau thắt chặt.

Ở người bình thường, vòm bàn chân luôn cong lên khỏi mặt đất khi đứng. Với người bị mắc bàn chân bẹt, toàn bộ lòng bàn chân sẽ chạm sàn khi đứng.

Những nguyên nhân chủ yếu của dị tật này là do:

  • Di truyền bẩm sinh: nếu ba mẹ có tiền sử bị bàn chân bẹt.
  • Các mô kết nối ở chân bị kéo giãn và sưng do hoạt động quá sức, mang giày không phù hợp, chấn thương, tuổi tác gia tăng, béo phì, viêm khớp mãn tính.
  • Hệ thống chằng lỏng lẻo: khi dây chằng lỏng lẻo, các xương bàn chân không được cố định tốt, dẫn đến hiện tượng sụp vòm.
  • Chênh lệch chiều dài của hai chân: Nếu 1 trong 2 chân dài hơn bên còn lại, bàn chân của bên chân dài hơn sẽ có vòm phẳng hơn nhằm tạo sự cân bằng. Mất cân bằng chiều dài chân có thể gây ra sự bất thường ở cột sống như vẹo cột sống.
  • Mất mô kết nối trong cơ thể do hội chứng hội chứng Ehlers-Danlos và hội chứng tăng động khớp.
  • Các bệnh ảnh hưởng đến cơ và dây dần kinh như bại não, nứt đốt sống, loạn dưỡng cơ.

 Ảnh hưởng của chứng bàn chân bẹt đến sức khỏe con người

Hội chứng dị tật bàn chân trẻ em gây nên tình trạng biến dạng cho hệ xương khớp, làm lệch trục cột sống khiến trẻ luôn bị đau nhức.

Bàn chân bẹt làm giảm khả năng chịu lực của bàn chân, tăng áp lực cho vùng mắt cá và bàn chân, rất dễ dẫn đến các chấn thương hoạt viêm đau cho các vùng này. Ngoài ra, bàn chân bẹt còn tác động trực tiếp đến việc định hình hệ xương khớp. Phần vòm bị đổ xuống trong thời gian dài sẽ gây biến dạng bàn chân, xương cẳng chân dễ bị xoay khi vận động dẫn đến xoay lệch khớp gối gây ra những cơn đau do viêm, đồng thời đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp gối. Không chỉ vậy, bàn chân bẹt ở trẻ em sẽ làm xuất hiện cấu trúc xương bất thường ở ngón cái khiến dáng đi của trẻ trở nên xấu hơn, khả năng vận động bị giảm mạnh.

Một số bệnh lý thường gặp ở bệnh nhân bàn chân bẹt:  

  • Biến dạng ngón chân
  • Vẹo ngón chân cái (viêm bao hoạt dịch ngón cái)
  • Gãy xương vì sức nén
  • Đau xương cẳng chân
  • Viêm khớp bàn chân
  • Viêm dây chằng
  • Viêm cân gan chân

Tại sao lót giày y khoa có thể chữa bàn chân bẹt?

Lót giày y khoa chống bàn chân bẹt được chỉnh hình theo công nghệ hiện đại của Mỹ giúp giữ cho bàn chân ở vị trí đúng, ngăn chặn các vòm chân bị sụp xuống, hỗ trợ làm giảm cơn đau, hấp thụ lực shock và giảm áp lực cách tối đa cho bàn chân.

Hiện tại, hệ thống Giày dép sức khỏe Steps.vn đang là đơn vị phân phối các thương hiệu giày dép sức khỏe, lót giày y khoa uy tín nhất trên thế giới hiện nay. Đặc biệt là thương hiệu Spenco.

Đây là số ít thương hiệu được các bác sĩ chuyên khoa và phòng khám ở 90 quốc gia trên thế giới tin tưởng khuyên dùng lót giày y khoa Spenco để chữa trị cũng như chống bàn chân bẹt và các vấn đề khác ở bàn chân.

Nhờ công nghệ Total Support từ Spenco đã khiến cho lót giày y khoa điều trị bàn chân bẹt Spenco trở thành lót giày y khoa hiệu quả trong việc điều chỉnh giảm lệch trục và trị quay sấp gây đau đớn khó chịu cho bàn chân. Lót Giày Spenco áp dụng công nghệ Total Support ®  có các đặc tính:

  • Nâng đỡ vòm chân, tránh sụp đổ vòm và phân bố áp lực đồng đều.
  • Giúp chân di chuyển ổn định và chắc chắn.
  • Điều chỉnh đúng vị trí các khớp của bàn chân, cổ chân...
  • Tránh sai lệch hệ liên quan khớp đầu gối- hông- cột sống lưng- cổ.
  • Tính đàn hồi cao, hấp thụ lực sốc maximum.
  • Phục hồi năng lượng nhanh cho bàn chân sau thể thao.
  • Phòng tránh được các nguy cơ chấn thương trong lúc vận động.

Hầu hết các bệnh nhân bàn chân bẹt có thể sử dụng phương pháp dùng lót giày y khoa này để điều trị vì mang lại hiệu quả tốt và an toàn.

Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm gặp ở bệnh nhân trên 8 tuổi như: bị nhiễm trùng, gặp khó khăn khi di chuyển hoặc không thể di chuyển, các cơn đau dai dẳng mà không khỏi thì nên được thăm khám và nhận phát đồ điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.

 

XEM THÊM:

← Bài trước