Miễn phí 100% toàn bộ liệu trình kiểm tra bàn chân bằng công nghệ đo iSTEP NOVA™

Gai Gót Chân: Nguyên Nhân – Dấu Hiệu – Giải Pháp Chuyên Sâu Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

Gai Gót Chân: Nguyên Nhân – Dấu Hiệu – Giải Pháp Chuyên Sâu Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

Gai gót chân là một trong những vấn đề sức khỏe bàn chân phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt ở độ tuổi từ 40 trở lên. Theo Hiệp hội Y học Bàn chân Hoa Kỳ (APMA), có đến 1 trong 10 người trưởng thành từng trải qua triệu chứng đau do gai gót chân ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, người bệnh lại thường bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với những cơn đau thông thường. Chính sự chủ quan ấy khiến bệnh âm thầm tiến triển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động về sau.

I. Gai Gót Chân Là Gì?

Gai gót chân là hiện tượng hình thành một mỏm xương nhỏ bất thường ở mặt dưới xương gót, tại vị trí gân và cân cơ bám vào, đặc biệt là vùng cân gan chân.

Gai hình thành như một cơ chế tự vệ khi vùng gót chịu áp lực kéo dài. Theo thời gian, cơ thể tự lắng đọng canxi tạo thành "gai xương" tại điểm bám.

Gai gót chân bao gồm hai dạng chính:

  • Gai dưới gót: Chiếm hơn 90% trường hợp, liên quan trực tiếp đến tình trạng viêm cân gan chân mạn tính.

  • Gai sau gót : Ít gặp hơn, thường xuất hiện tại nơi gân Achilles bám vào xương gót

Cơ chế hình thành gai gót chân:

  • Khi cân gan chân bị kéo căng liên tục, vùng bám vào xương gót bị viêm. Cơ thể đáp ứng bằng cách lắng đọng canxi tạo thành gai.

  • Gai không phải nguyên nhân gây đau trực tiếp – chính tình trạng viêm xung quanh mới là nguyên nhân thực sự.

Theo nghiên cứu từ American Academy of Orthopaedic Surgeons (AAOS): Chỉ khoảng 50% người có gai gót chân bị đau, và thường kèm theo viêm cân gan chân.

II. Dấu Hiệu Và Chẩn Đoán Gai Gót Chân

2.1 Các triệu chứng gai gót chân điển hình

Gai gót chân không chỉ đơn thuần là cơn đau thông thường. Nó để lại cảm giác khó chịu âm ỉ kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động hàng ngày. Một số triệu chứng gai gót chân thường thấy mà bạn cần lưu ý bao gồm:

  • Đau buốt hoặc đau nhói ở mặt dưới gót chân, đặc biệt là khi bước chân đầu tiên vào buổi sáng.

  • Cảm giác đâm chích như kim châm, rõ rệt hơn khi đi bộ lâu, leo cầu thang hoặc vận động quá mức.

  • Cơn đau thuyên giảm khi vận động nhẹ, nhưng nhanh chóng tái phát nếu phải đứng lâu hoặc mang vác nặng.

  • Vùng gót có thể sưng, nóng nhẹ khi chạm vào, biểu hiện của phản ứng viêm tại điểm bám gân – nơi hình thành gai xương.

2.2. Phân biệt gai gót chân với viêm cân gan chân

Tiêu chí

Gai gót chân

Viêm cân gan chân

Đau buổi sáng

Rõ rệt

Rõ rệt

Đau khi đi nhiều

Đau khi ấn vào gót

Chính xác điểm gai

Có thể lan rộng hơn

Chẩn đoán

X-quang có gai xương

Siêu âm/mRI phát hiện viêm

Nhiều bệnh nhân bị cả hai tình trạng đồng thời. Do đó, phải điều trị phải song song giảm viêm và  giảm áp lực lên vùng gót.

2.3. Phương pháp chuẩn đoán gai gót chân

Chẩn đoán tình trạng gai gót chân đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị kịp thời và phòng ngừa biến chứng. Dưới đây là một số phương pháp kiểm tra chuẩn xác:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ ấn vào điểm đau, đánh giá tư thế bàn chân, độ cong của vòm chân và mức độ linh hoạt khi vận động.

  • Chụp X-quang: Giúp xác định sự hiện diện, vị trí và kích thước của gai xương một cách trực quan.

  • Phân tích áp lực bàn chân:  Tại STEPS.VN, chúng tôi sử dụng máy đo kỹ thuật số iStep NOVA để kiểm tra điểm chịu lực bàn chân HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ, giúp phát hiện sớm các  bất thường và tư vấn các giải pháp hỗ trợ phù hợp.

III. Nguyên Nhân Gai Gót Chân

Gai gót chân hình thành do nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết các nguyên nhân để hiểu rõ hơn về gai gót chân:

3.1. Nguyên nhân cơ học

  • Căng thẳng kéo dài lên cân gan chân: Việc đứng lâu, đi lại nhiều hoặc hoạt động thể chất cường độ cao có thể gây áp lực liên tục lên cân gan chân, dẫn đến viêm và hình thành gai xương.​

  • Mang giày không phù hợp: Sử dụng giày dép thiếu hỗ trợ cho gót chân và vòm chân làm tăng nguy cơ phát triển gai gót chân.​

  • Các bất thường về vòm chân: Bàn chân bẹt hoặc vòm chân cao gây phân bố lực không đồng đều khi di chuyển, tạo áp lực bất thường lên gót chân.​

3.2. Yếu tố nguy cơ

  • Thừa cân, béo phì: Chỉ số khối cơ thể (BMI > 25) cao làm tăng tải trọng lên bàn chân, đặc biệt là vùng gót.​

  • Công việc yêu cầu đứng lâu hoặc đi lại nhiều: Những nghề nghiệp như giáo viên, nhân viên bán hàng thường xuyên đứng hoặc di chuyển, tăng nguy cơ viêm cân gan chân và gai gót chân.​

  • Tuổi tác: Người lớn tuổi có xu hướng giảm độ đàn hồi của cơ và mô mềm, làm tăng khả năng chấn thương và hình thành gai xương.​

  • Hoạt động thể thao cường độ cao: Những môn thể thao như chạy bộ, tennis đòi hỏi vận động mạnh, dễ gây tổn thương vùng gót chân.

 Tỉ lệ phát triển tình trạng gai gót chân:

  • Tỷ lệ mắc trong dân số chung: Một nghiên cứu dịch tễ học cho thấy khoảng 11% dân số trưởng thành tại Hoa Kỳ phát triển gai gót chân, được phát hiện qua chụp X-quang (Nguồn)

  • Sự gia tăng theo tuổi tác: ​Theo một nghiên cứu được công bố trên Medical Journal of Indonesia, tỷ lệ mắc gai gót chân cao nhất được ghi nhận ở nhóm tuổi từ 51 đến 60, chiếm 26,8% trong tổng số 112 trường hợp được nghiên cứu. (Nguồn)

  • Sự khác biệt về giới tính: Tỷ lệ mắc gai gót chân cao hơn ở phụ nữ so với nam giới, đặc biệt ở nhóm tuổi dưới 50. (Nguồn)

IV. Gai Gót Chân Gây Ra Những Hậu Quả Gì?

Giảm khả năng vận động: Cơn đau kéo dài khiến người bệnh buộc phải thay đổi tư thế bước đi, dẫn đến lệch trục chân và mất ổn định dáng đi. Di chuyển chậm chạp, dễ mất thăng bằng, hạn chế vận động thể thao và ảnh hưởng đến hiệu suất công việc hàng ngày.

Gây đau nhức lan rộng: Tư thế sai do né tránh điểm đau có thể kéo theo tổn thương dây chuyền lên đầu gối, hông và cột sống. Nhiều trường hợp tiến triển thành đau mạn tính, gây rối loạn giấc ngủ và mệt mỏi kéo dài.

Biến dạng bàn chân: Sự phân bổ lực không đều qua thời gian khiến cấu trúc bàn chân bị thay đổi, có thể dẫn đến biến dạng như xẹp vòm chân, vẹo ngón, hoặc chai sần ở điểm tì nén.

Ảnh hưởng đến tâm lý – tinh thần: Cảm giác đau dai dẳng và khó chịu trong từng bước đi khiến người bệnh dễ rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng hoặc thậm chí trầm cảm nhẹ.

Theo một nghiên cứu năm 2018 trên Foot & Ankle International: Những người mắc chứng đau gót chân có mức độ trầm cảm, lo âu và căng thẳng cao hơn đáng kể so với nhóm không bị đau.

V. Các Phương Pháp Điều Trị Gai Gót Chân

5.1. Bài tập và phương pháp hỗ trợ giảm đau tại nhà

Phần lớn trường hợp gai gót chân có thể cải thiện tình trạng nếu kiên trì thực hiện các phương pháp hỗ trợ điều trị bảo tồn trong suốt quá trình điều trị:

  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh đứng lâu hoặc vận động quá sức.
  • Chườm lạnh vùng gót 10–15 phút, 2–3 lần/ngày để giảm viêm.

  • Thực hiện các bài tập kéo giãn gân gót, cơ bắp chân và cân gan chân.

  • Sử dụng giày y khoa hoặc miếng lót chỉnh hình phù hợp với cấu trúc bàn chân.

Theo một bài viết trên Verywell Health (2023):​ Nhìn chung, 90% người bệnh hồi phục trong vòng sáu tháng với điều trị bảo tồn.

(Điều trị bảo tồn là thuật ngữ dùng để chỉ các phương pháp điều trị không phẫu thuật, với mục tiêu kiểm soát triệu chứng, giảm đau, phục hồi chức năng mà không can thiệp xâm lấn vào cơ thể)

5.2. Vật lý trị liệu & can thiệp y học

Áp dụng khi các biện pháp tại nhà không hiệu quả, cần thực hiện dưới hướng dẫn chuyên môn:

  • Shockwave Therapy (Sóng xung kích): Giúp giảm đau, kích thích phục hồi mô – đặc biệt hiệu quả trong trường hợp đau dai dẳng trên 6 tuần.

  • Tiêm PRP (huyết tương giàu tiểu cầu): Kích thích quá trình tái tạo mô và giảm viêm tự nhiên.

  • Tiêm corticosteroid: Chỉ sử dụng trong trường hợp đau nghiêm trọng, với tần suất giới hạn (không quá 2 lần/năm) để tránh tác dụng phụ.

5.3. Phẫu thuật – lựa chọn sau cùng

Phẫu thuật cắt bỏ gai chỉ được xem xét khi tất cả các phương pháp bảo tồn thất bại sau 6–12 tháng điều trị. Tuy có thể cải thiện tình trạng đau, nhưng phẫu thuật tiềm ẩn nguy cơ biến chứng như sẹo mô sâu, giảm sức mạnh bàn chân hoặc phục hồi chậm, cần được cân nhắc kỹ lưỡng cùng bác sĩ chuyên khoa.

VI. Giải Pháp Giày Dép Y Khoa Từ STEPS.VN – Phương Pháp Điều Trị Từ Gốc

6.1. Vì sao giày dép chỉnh hình lại quan trọng?

Mỗi bước chân tạo ra áp lực gấp 2–3 lần trọng lượng cơ thể lên vùng gót chân. Các đôi dép không có lớp đệm hoặc hỗ trợ vòm phù hợp, toàn bộ lực sẽ bị dồn vào điểm viêm, khiến cơn đau trở nên dai dẳng và nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Được thiết kế để dựa trên cấu trúc giải phẫu bàn chân, giày dép chỉnh hình có cấu trúc vòm nâng đỡ kết hợp đệm gót êm ái, giúp phân tán đều áp lực trên bàn chân. Điều này hạn chế việc dồn quá nhiều áp lực vào điểm viêm, hỗ trợ cải thiện các cơn đau và ngăn ngừa tái phát. 

​Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Gait & Posture năm 2023 đã đánh giá tác động của miếng lót giày chỉnh hình đối với những người bị đau gót chân do viêm cân gan chân, người bệnh đã có thển:

  • Sau một tháng sử dụng, mức độ đau giảm đáng kể và chức năng chân được cải thiện rõ rệt.​

  • Tăng tần số bước và tốc độ đi bộ được ghi nhận sau một tháng sử dụng CFOs.​

  • Ảnh hưởng đến chuyển động khớp:  Giảm chuyển động quá mức ở các khớp chân và chi dưới trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ bước đi.

6.2. Công nghệ đế chỉnh hình đạt chuẩn y khoa AMPA - Hoa Kỳ tại STEPS.VN

Công nghệ Lynco Orthortic đến từ thương hiệu Aetrex - Hoa Kỳ

Thành lập từ năm 1946, Aetrex là thương hiệu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bàn chân, với hơn 77 năm kinh nghiệm và uy tín đã được kiểm chứng. Nổi bật nhất là công nghệ Lynco Orthotics – giải pháp đế chỉnh hình tiên tiến, mang đến sự thoải mái vượt trội và hỗ trợ tối ưu cho bàn chân.

  • Hỗ trợ vòm chân hiệu quả, góp phần cân bằng và căn chỉnh khớp gối, hông và cột sống theo đúng trục sinh học.

  • Chất liệu EVA cao cấp: Êm ái, nhẹ, bền và thân thiện với chuyển động tự nhiên.

  • Đệm Metatarsal mềm mại, giúp giảm áp lực vùng bàn trước và thư giãn bàn chân.

  • Thiết kế gót chân thông minh với lớp đệm mật độ kép giúp hấp thụ lực, phân bổ áp lực đồng đều.

  • Công nghệ Copper Technology trên bề mặt đế hỗ trợ kháng khuẩn, khử mùi, giữ chân luôn khô thoáng.

Công nghệ Total Support đến từ thương hiệu Spenco - Hoa Kỳ

hành lập từ năm 1967 và hiện diện tại hơn 95 quốc gia, Spenco là thương hiệu uy tín toàn cầu trong lĩnh vực chăm sóc bàn chân. Spenco nổi bật với công nghệ TOTAL SUPPORT™ – giải pháp chỉnh hình toàn diện giúp hỗ trợ cấu trúc bàn chân, giảm đau và ngăn ngừa chấn thương hiệu quả.

  • Lớp đệm TPU nâng đỡ vòm chân, hỗ trợ căn chỉnh cấu trúc xương, giảm đau do chịu lực kéo dài.

  • Hệ thống đệm 3-POD hấp thụ sốc tối ưu, bảo vệ gót chân và khớp khỏi tổn thương khi đi lại, vận động mạnh.

  • Lớp vải co giãn 4 chiều giúp thoáng khí, chống phồng rộp và kiểm soát mùi hiệu quả.

  • Đệm Metatarsal chuyên dụng phân tán áp lực bàn chân trước, hỗ trợ giảm căng thẳng và đau nhức.

  • Tăng sự ổn định và cải thiện dáng đi, đặc biệt hiệu quả với người bị lệch trục chân hoặc đau mạn tính do sai tư thế.

Công nghệ PWR - BRIDGE đến từ thương hiệu Spenco - Hoa Kỳ

Revitalign – thương hiệu đến từ Mỹ, nổi bật với triết lý kết hợp giữa thời trang và chăm sóc sức khỏe bàn chân, ứng dụng công nghệ PWR-BRIDGE® giúp tối ưu hỗ trợ cơ sinh học cho người dùng hiện đại.

  • Thiết kế giải phẫu học bàn chân: nâng đỡ vòm bàn chân tự nhiên, tăng độ bám và giảm ma sát, hạn chế sưng đau khi vận động nhiều.

  • Đệm mũi chân: bảo vệ bàn chân trước, giúp đứng lâu mà không đau nhức hay mỏi mệt.

  • Lót đế ôm sát: có khả năng tự căng chỉnh theo chuyển động, giúp từng bước chân vững chắc và linh hoạt hơn.

  • 360° Engineered Heel Cup: thiết kế ôm trọn vùng gót, tạo cảm giác như được massage nhẹ nhàng mỗi khi di chuyển.

 

6.3. Gợi ý sản phẩm dành riêng cho người bị gai gót chân

Giày dép sức khỏe dành cho Nam:

Dép xỏ ngón Spenco Yumi Black Carbon được thiết kế với công nghệ TOTAL SUPPORT™ độc quyền, cung cấp sự hỗ trợ vòm chân tối ưu và giúp cân chỉnh trục chân. Lớp đệm 3-POD™ hấp thụ sốc hiệu quả, giảm áp lực lên gót chân và ngăn ngừa chấn thương khi di chuyển. Chất liệu EVA cao cấp mang lại cảm giác êm ái, nhẹ nhàng và bền bỉ, phù hợp cho việc sử dụng hàng ngày. Ngoài ra, lớp vải lót có khả năng chống trượtkháng khuẩn, giúp giữ cho đôi chân luôn khô thoáng và thoải mái.

Giày dép sức khỏe dành cho Nữ:

Giày sandal sức khỏe nữ Aetrex Jillian Sport White được tích hợp công nghệ đế chỉnh hình, hỗ trợ nâng vòm chân giúp ổn định và căn chỉnh bàn chân, đồng thời giảm đau do viêm cân gan chân, gai gót chân. Chất liệu UltraSky™ EVA Foam nhẹ nhàng và êm ái, mang lại sự thoải mái tối đa khi di chuyển. Phần gót chân được thiết kế ôm sát, giúp giảm áp lực và tăng cường sự ổn định. Ngoài ra, sản phẩm còn có khả năng chống nước, phù hợp cho các hoạt động ngoài trời như du lịch, dạo phố.

Aetrex Maui Black được thiết kế để mang lại sự thoải mái và hỗ trợ tối ưu cho đôi chân nhờ công nghệ đế chỉnh hình tân tiến. Chất liệu UltraSky™ EVA foam nhẹ và êm ái, giúp giảm áp lực lên bàn chân. Quai xỏ ngón mảnh với lớp bọt siêu mềm đảm bảo sự thoải mái cho ngón chân trong suốt quá trình sử dụng. Đặc biệt, hệ thống chỉnh hình Aetrex Lynco Orthotic tích hợp giúp nâng đỡ vòm chân, cân bằng cấu trúc tự nhiên và giảm đau do viêm cân gan chân. đau gót chân. 

 

VII. Tại sao nên lựa chọn STEPS.vn là người bạn đồng hành:

Kết luận

Gai gót chân là "thủ phạm" thầm lặng gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần và chất lượng cuộc sống. Việc hiểu đúng nguyên nhân, nhận biết sớm các dấu hiệu và chủ động tiếp cận các giải pháp điều trị hiệu quả là chìa khóa giúp bạn kiểm soát cơn đau và ngăn ngừa biến chứng lâu dài.

Tại STEPS.vn, chúng tôi không chỉ cung cấp giày dép sức khỏe & lót giày y khoa chất lượng, mà còn đồng hành cùng bạn trên hành trình chăm sóc và phục hồi sức khỏe bàn chân một cách toàn diện. Đừng để những cơn đau gót chân cản trở bạn sống trọn vẹn từng khoảnh khắc – hãy liên hệ với STEPS ngay nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn.

--------------------------------------------------------

Xem thêm: 

- [Đồng hành cùng bác sĩ] Viêm cân gan chân, đau gót chân dễ gặp nhưng khó trị và thường xuyên tái phát!

- Hành trình "dứt điểm" của cô Thu Nga gai gót chân

- BST giày dép sức khỏe hỗ trợ gai gót chân

Bài sau →