ĐO CHÂN MIỄN PHÍ VỚI CÔNG NGHỆ CẢM ỨNG MỸ ISTEP

Lắng nghe những điều đôi chân đang cố nói với bạn!

Lắng nghe những điều đôi chân đang cố nói với bạn!

Đôi chân là thứ tài sản quý giá mà tạo hóa ban tặng cho con người. Nó giúp chúng ta di chuyển khắp mọi nơi, khám phá cuộc sống. Ðôi bàn chân tuy nằm ở vị trí thấp nhất trong các bộ phận của cơ thể, nhưng vai trò của chúng thì lại không hề thấp. Về phương diện sức khỏe, đôi bàn chân có tác động trực tiếp tới sức khỏe và tuổi thọ của mỗi người. Tuổi thọ của một người không phải do tự nhiên định sẵn. Trong nhiều trường hợp, chính chúng ta là người quyết định. Vì vậy, hãy chăm sóc sức khỏe đôi chân của bạn ngay từ bây giờ, trước khi quá muộn.

1. Hình dạng bàn chân

Hình dạng bàn chân bẹt

Toàn bộ lòng bàn chân chạm đất khi đứng, bạn đang mắc hội chứng bàn chân bẹt. Hội chứng bàn chân bẹt có thể gây ra một số bệnh lý: viêm khớp, thấp khớp, viêm cân gan chân, gai gót chân… hoặc vấn đề về thần kinh cột sống.

Cách điều trị bàn chân bẹt hiệu quả và ít tốn kém nhất hiện nay là dùng đế chỉnh hình bàn chân. Lót giày y khoa dành cho bàn chân bẹt được chỉnh hình theo công nghệ hiện đại của Mỹ giúp giữ cho bàn chân ở vị trí đúng, ngăn chặn các vòm chân bị sụp xuống, hỗ trợ làm giảm cơn đau, hấp thụ lực shock và giảm áp lực cách tối đa cho bàn chân.

2. Bàn chân lạnh

Bàn chân của những người khỏe mạnh thường sẽ mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Nếu bạn cảm thấy bàn chân và ngón chân luôn lạnh thì khả năng cao là do lượng máu lưu thông đến chân kém. Điều này cho thấy bạn đang gặp vấn đề về tuần hoàn.

Để cải thiện tình trạng này, bạn nên áp dụng một số phương pháp giữ ấm cho bàn chân, bao gồm:

  • Thường xuyên đi giày và tất vào mùa đông
  • Ngâm chân với nước ấm
  • Ăn các loại thực phẩm có tác dụng giữ ấm và làm nóng cơ thể như tỏi, gừng
  • Mùa hè oi bức khiến bàn chân bị đổ nhiều mồ hôi, để khắc phục điều này, bạn nên ăn các loại thực phẩm có tính giải nhiệt

3. Chuột rút

Những cơn đau co rút bàn chân bình thường sẽ biến mất sau khi bạn thực hiện động tác duỗi thẳng hoặc xoa bóp bàn chân. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra quá thường xuyên, việc lưu thông máu của bạn có thể đang gặp vấn đề. Ngoài ra, hãy lưu ý bổ sung đủ nước cho cơ thể. Khi cơ thể bị mất nước và các chất điện giải, các cơ bắp sẽ dễ bị co rút đau đớn hơn.

Hiện tượng chuột rút bàn chân xảy ra thường xuyên cũng có thể đi kèm co rút cả phần cẳng chân. Đây có thể là dấu hiệu dây thần kinh bị chèn ép. Việc cơ thể thiếu các khoáng chất như kali, magie và canxi cũng có thể khiến cơ bắp bị co rút. Có nhiều loại thuốc có thể dùng điều trị chuột rút chân, liệu pháp bổ sung kali, canxi và magne. Tuy nhiên cần có sự tư vấn kỹ càng của bác sĩ vì tác dụng phụ của chúng khá nhiều.

4. Màu sắc của ngón chân

Ngón chân của người khoẻ mạnh thường đầy đặn, màu sắc hồng nhuận, không quá đỏ hoặc quá trắng. Ngược lại, nếu ngón chân không đầy đặn và nhăn nheo, điều đó chứng tỏ bàn chân lưu thông máu không tốt. Màu sắc ngón chân quá đỏ do tắc nghẽn mạch máu ở chân, sự lưu thông máu trở lại tĩnh mạch không được dễ dàng.

Hãy giữ ngón chân của bạn luôn được thông thoáng, không mang giày quá chật, khiến ngón chân tiếp xúc liên tục với mũi giày. Nếu bạn phải sử dụng giày cao gót hằng ngày thì miếng lót giày y khoa sẽ là giải pháp cho bạn.

Sử dụng lót giày y khoa giúp hạn chế tổn thương do giày cao gót 

5. Màu sắc lòng bàn chân

Ở người bình thường khỏe mạnh, màu của lòng bàn chân sẽ hồng hào, tuy nhiên, nếu lòng bàn chân có màu trắng bất thường và cảm giác máu không được tuần hoàn bạn cần cảnh giác.

Tình trạng này có thể là do chất thải tích tụ quá nhiều trong máu, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu quá mức và lượng máu cung cấp cho tứ chi bị giảm, dẫn đến lòng bàn chân trắng bệch bất thường, là một trong những biểu hiện của gan ứ đọng độc tố.

Giải độc gan là giải pháp bạn cần đến lúc này. Theo chuyên gia bác sĩ, nước ép có hiệu quả tuyệt vời trong việc giải độc gan, đây được xem là những cách giải độc gan đơn giản.

6. Đau gót chân

Nguyên nhân phổ biến nhất của đau gót chân là viêm cân gan chân, viêm nơi dây chằng dài này bám vào xương gót chân. Cơn đau có thể mạnh nhất khi bạn thức dậy và gây áp lực lên bàn chân. Viêm khớp, tập thể dục quá mức và giày không phù hợp cũng có thể gây đau gót chân. Các nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm một gai xương ở dưới gót chân, nhiễm trùng xương, khối u hoặc gãy xương.

Giày dép y khoa hỗ trợ đau mỏi chân

Giày dép y khoa là phương pháp hỗ trợ điều trị được các chuyên gia y tế khuyên dùng để bảo vệ sức khoẻ, giảm thiểu các căng thẳng, cơn đau do bệnh lý đau gót chân. Sử dụng giày dép hỗ trợ đau mỏi chân là giải pháp đơn giản và ít tốn kém.

7. Thay đổi bất thường ở móng chân

Móng có màu vàng hoặc nâu do bệnh lý về hệ hô hấp hoặc hệ bạch huyết, nhưng cũng có thể là do biến chứng của bệnh tiểu đường hay bệnh nấm móng.

Khi gây ra bởi nấm, móng chân trở nên dày, giòn hơn do một loại nấm vi sinh nhiễm vào một hoặc nhiều ngón chân. Loại nấm vi sinh này phát triển trong môi trường tối, nóng và ẩm ướt. Nếu chúng ăn sâu vào trong, móng sẽ lâm vào tình trạng tối màu, dày lên và hình thành các cạnh vụn.

Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ kiểm tra, sơn dung dịch chống nấm nếu mức độ nhẹ hoặc kê toa thuốc kháng nấm trong tình trạng nghiêm trọng hơn. Bệnh có thể điều trị bằng laser thay thế cho thuốc. Khi đó, một luồng ánh sáng đi xuyên qua móng tiêu diệt nấm mà không gây tổn hại đến móng hay các mô xung quanh.

8. Da bàn chân khô, nứt nẻ

Nếu da bàn chân vẫn bị khô nứt dù đã được dưỡng ẩm thường xuyên, đó có thể do da chân quá dày, khiến kem dưỡng không có tác dụng. Đây là một phần trong cơ chế bảo vệ của làn da nhằm chống lại áp lực, chà xát. Hiện tượng da dày còn biểu hiện qua các nốt chai sần, mụt cóc.

Những hoạt động thường xuyên tạo áp lực lên bàn chân như chạy nhảy hoặc đi bộ trên chân trần cũng có thể khiến hình thành các vết chai. Da bàn chân khô nứt còn có thể gây ra bởi một số bệnh như viêm da, vảy nến, eczema, chứng dày sừng, nhiễm nấm.

Nên thường xuyên tẩy tế bào chết cho bàn chân, lựa chọn giày dép sức khỏe bảo vệ bàn chân.

9. Mùi

Bàn chân có mùi có thể là dấu hiệu bị nhiễm nấm. Phần da giữa các ngón chân và gan bàn chân có thể bị ngứa, cảm giác châm chích nhức nhối, nứt nẻ và khô.

Chúng ta thường có thói quen bọc kín chân trong tất, giày làm mồ hôi ứ đọng, các ngón chân không được vận động thoải mái, khí huyết cũng ứ trệ khó lưu thông. Vậy nên khi có cơ hội hãy để chân trần được thông thoáng, giúp bạn mang lại cảm giác dễ chịu hơn và ngăn ngừa được các bệnh ở chân như nấm, nhiễm khuẩn. Ngoài ra, giày có mùi cũng là nguyên khiến khiến chân chúng ta hôi, sử dụng bóng khử mùi cho giày khi bạn thường xuyên sử dụng chúng.

Bàn chân nóng, bàn chân lạnh hay bàn chân mỏi đều có nguyên do nhất định, vì thế khi xuất hiện các triệu chứng báo hiệu trên thì bệnh nhân có thể xem xét và đến các trung tâm y tế để thăm khám, nhất là các đối tượng có bệnh lý về tuyến giáp, bệnh phổi, gan, thận, tiểu đường.

>>> Có thể bạn quan tâm:

← Bài trước Bài sau →