Một số việc cần làm giúp giảm đau gân nhức gót chân
- Người viết: STEPS 2020 lúc
- Đau gót chân / Đau đầu gối
- - 0 Bình luận
- Bị đau nhức gót chân là bệnh thường gặp do bệnh viêm cân gan chân, hoặc do cơ mạc bàn chân bị tình trạng thoái hóa vì phải hoạt động khá nhiều hoặc do chấn thương.. .
- Bị đau nhức gót chân đôi khi cũng là biểu hiện của một số tình trạng bệnh như bị viêm bao hoạt dịch gân gót, bị gai gót chân, liên quan đến các chấn thương vùng gan bàn chân, hiện tượng suy tĩnh mạch chi dưới.
- Gân gan chân được hình thành và cấu tạo là một dải gân xơ bám từ xương gót đến các chỏm xương bàn chân. Nó có nhiệm vụ là duy trì độ cong sinh lý của đôi bàn chân, làm cho bàn chân vận động có được độ nhún co giãn.
- Ngoài ra còn chức năng làm giảm bớt lực đè ép lên bàn chân khi vận động. Chính vì nó nằm giữa hai vị trí mặt phẳng cứng là xương gót và mặt đất, vì vậy những người thường xuyên hay đi, đứng, hoạt động chạy nhảy nhiều, nhất là bằng chân không mang dép, hay thường mang giày dép đế cứng, sẽ là những người dễ bị tổn thương gót chân.
1/ Nguyên nhân bị đau nhức gót chân
- Nguyên nhân thường hay kể đến là do tình trạng gân gan chân bị tình trạng kéo căng quá mức bình thường, trong thời gian dài và lặp đi lặp lại dẫn đến việc gây viêm, rách ngay ở vị trí chỗ bám vào xương gót, tình trạng này để kéo dài sẽ dẫn đến hình thành gai xương gót. Hoặc việc tập thể dục thể thao trước khi vận động đã không thực hiện kỹ các bài tập khởi động bàn chân, dẫn đến việc cân gan chân ở trong trạng thái đông cứng không kịp đàn hồi thích ứng với những động tác đi bộ, chạy nhảy.
- Mặc khác, khi mặt sân được thiết kế quá cứng, hoặc những động tác chân thực hiện không chuẩn trong thể thao đã gây ra các chấn động mạnh lên làm đau gót chân, Ngoài ra việc đi bộ, vận động hay chạy nhảy quá nhiều, hoặc do tình trạng cơ thể tăng cân (béo phì, mang thai giai đoạn giữa đến cuối thai kỳ) đã làm quá tải quá mức lên cân gan chân.
Mặt sân được thiết kế quá cứng ảnh hưởng đến vùng gót chân
- Ngoài ra, do người bệnh có cấu tạo bàn chân bẹt, bàn chân phẳng bẩm sinh, hoặc bàn chân có mu nhô lên cao, lõm chân sâu khi mang giày dép không được hỗ trợ nâng đỡ lòng bàn chân, phụ nữ đi giày cao gót nhiều, hoặc mang giày dép cứng, không vừa chân hoặc ở tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, những người đã tiền sử bị bệnh viêm khớp dạng thấp, hoặc được bác sỹ chuẩn đoán tiểu đường cũng có nguy cơ cao bị bệnh đau gót chân.
Bị đau nhức gót chân cũng là một trong những triệu chứng bệnh lý rất dễ bị mắc phải, nếu chúng ta không biết cách phòng ngừa, và việc điều trị sau này sẽ khó đi.
2/ Việc điều trị bị đau nhức gót chân
- Thực hiện các bài tập bằng các động tác kéo căng cân gan chân và cơ bụng chân. Trước khi tập luyện nên massage cân gan chân kết hợp các bài tập lăn chân trên lon cứng hoặc cây tròn.
- Thường xuyên đi bộ với với giày không quá chật và cứng, giày phải có đế dầy và êm hơn, hoặc thay miếng lót giày thể thao cũ bằng miếng lót y khoa chỉnh hình lót dưới chân, thiết kế hơi nhấc gót lên giảm áp lực cho gót, bước đi thoải mái kết hợp chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
- Thực hiện luyên tập mạnh cơ bàn chân và cổ chân bằng các động tác dùng ngón chân gắp khăn hoặc đứng nhón chân chân lặp lại và thực hiện chậm rãi.
3/ Phòng bệnh khi bị đau nhức gót chân
- Người tập thể dục cần phải tuân thủ khởi động cơ thể kỹ càng làm cho người nóng lên, thực hiện các động tác kéo căng bàn chân 24 lần trước khi vận động chơi thể thao
- Nên mang giày dép y khoa hoặc miếng lót giày thể thao chuyên dùng, có kích cỡ phù hợp để hạn chế tối đa các chấn thương không đáng có.
- Hạn chế chơi thể thao trên mặt sân cứng.
Viết bình luận