Bong gân lật mắt cá cổ chân là tình trạng chấn thương dẫn đến làm đau mắt cá chân, chủ yếu là do các dây chằng, thường hay gặp ở những người vận động mạnh, hay sau khi thực hiện một động tác quá mạnh nhưng không gây ra tình trạng trật khớp hoặc gãy xương. Những nơi thường hay xuất hiện bong gân là ở cổ chân, đầu gối, cổ tay, khớp vai...
1/ Những nguyên nhân tai nạn thường hay xảy ra chấn thương bong gân lật mắt cá cổ bàn chân
Là do ngã hoặc bị trượt chân té ngã; hoặc là do tình trạng cơ thể quá nặng đã gây áp lực lên bàn chân, khi thực hiện chuyển hướng đột ngột sẽ khiến cho khớp bị xoắn vặn, dây chằng khớp có biểu hiện bị kéo căng ra quá mức. Nếu bị tình trạng bong gân, người bị bong gân cần tiến hành xử trí nhanh chóng và kịp thời để giảm các cơn đau, tránh để các cơn đau kéo dài.
2/ Các dấu hiệu điển hình bong gân lật mắt cá cổ bàn chân
- Bong gân lật mắt cá cổ bàn chân là một trong các chấn thương rất thường hay gặp và nếu người bị bong gân không điều trị kịp thời đúng cách sẽ để lại nhiều hậu quả về sau. Nhưng trên thực tế thì nhiều bệnh nhân thường hay quá chủ quan với chấn thương này, vì nghĩ là chấn thương nhẹ nên có thể tự điều trị được.
- Các dấu hiệu biểu hiện của bong gân rất giống với dấu hiệu biểu hiện của gãy xương. Triệu chứng có thể dễ dàng nhận biết là đau, tình trạng đau này sẽ tăng lên khi vận động đi lại, lúc sau thì có biểu hiện sưng và bầm tím.
Triệu chứng của bong gân có thể nhận biết là đau, sưng và bầm tím
- Khi bị triệu chứng bong gân, người bị bong gân có cảm giác đau nhói như bị điện giật ở vị trí vùng khớp bị trẹo, chính cảm giác đau nhói này sau đó sẽ khiến các khớp tê không còn đau nữa. Nhưng khoảng 1 giờ sau, cảm giác đau nhức dần dần xuất hiện trở lại.
- Nếu tình trạng bong gân lật mắt cá cổ bàn chân xuất hiện ở vị trí bàn chân, mắt cá chân, người bị bong gân sẽ không thể bước đi tiếp được nữa, phải tiến hành đặt bàn chân nằm xuống đất và phải đi khám thực hiện chụp Xquang mới có thể phát hiện nguyên nhân là do bong gân hay bị gãy xương
3/ Cách chữa trị bong gân lật mắt cá cổ bàn chân
Ngay sau khi xuất hiện tình trạng bong gân lật mắt cá cổ bàn chân, người bị bong gân cần phải tiến hành thực hiện việc ngừng chảy máu và làm hạn chế triệu chứng phù nề tối đa. Cách chữa trị bong gân cách làm cũng gần giống như điều trị gãy xương. Nhưng cách xử trí bong gân lật mắt cá cổ bàn chân đơn giản hơn chỉ cần thực hiện qua vài bước và thời gian tiến hành điều trị cũng rút ngắn hơn. Sau đây là một số việc phải làm khi bị bong gân lật mắt cá cổ bàn chân
- Cần tiến hành việc chườm lạnh bên ngoài bằng nước đá trong thời gian 20 phút, đây là cách thường hay chữa bong gân. Việc thực hiện chườm đá có tác dụng làm dịu đau, ngưng việc chảy máu, làm bớt phù nề và mục đích cố định bàn chân khi bị bong gân.
- Người bệnh có thể sử dụng các loại băng thun, để tiến hành thực hiện việc băng ép khớp khi bị bong gân giúp cho khớp có chỗ tựa vào. Không nên băng quá chặt vì điều này có thể sẽ gây ra tình trạng đau nhức, xuất hiện dấu hiệu bầm tím ở chỗ bị bong gân. Đặc biệt bị trường hợp bong gân nặng, cần tiến hành đặt nẹp bột để giữ cố định cho khớp.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý tránh vận động mạnh. Khi nghỉ ngơi hay nằm ngủ, người bệnh nên thực hiện việc kê đầu chi bị bong gân lên cao. Nếu được, người bệnh nên tập các động tác cử động nhẹ nhàng, giúp cho máu được lưu thông dễ dàng.
- Thực hiện massage nhẹ nhàng ở vùng da khi bị bong gân điều này sẽ giúp làm tăng lưu lượng máu và giảm đau hiệu quả.
- Nên chọn giày dép y khoa nâng đỡ mắt cá phù hợp và vừa với vòm bàn chân, chọn loại dép thấp, hoặc dùng loại có lót giày y khoa giúp chỉnh hình có chất lượng tốt cho sức khỏe và vận động vừa phải.
- Nếu bị tình trạng bong gân lật mắt cá cổ bàn chân do nguyên nhân chơi thể thao, người bệnh có thể sử dụng ethyl clorua xịt vào chỗ bị bong gân để giúp người bị bong gân gây tê làm lạnh tại chỗ giúp giảm đau.
- Nếu trường hợp bong gân ở mức độ nhẹ, khi đã hết tình trạng đau, người bệnh có thể bắt đầu thực hiện vận động khớp trở lại. Trường hợp để điều trị bong gân ở mức độ nặng, người bệnh phải băng bột để cố định khớp trong khoảng thời gian 4-6 tuần, sau đó người bệnh cần tập những bài tập vận động từ nhẹ đến nặng.
Xem thêm sản phẩm >> dành cho đau mắt cá