ĐO CHÂN MIỄN PHÍ VỚI CÔNG NGHỆ CẢM ỨNG MỸ ISTEP

Một số việc cần làm ngay để giảm đau viêm khớp mắt cá chân

Một số việc cần làm ngay để giảm đau viêm khớp mắt cá chân

  Đau viêm khớp mắt cá chân là bệnh thường gặp liên quan đến vấn đề về cơ xương khớp. Bệnh gây ra tình trạng đau đớn và gây ra nhiều khó khăn trong việc đi lại vận động cũng như trong cuộc sống sinh hoạt cho người mắc phải. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về căn bệnh này.

1/ Nguyên nhân gây ra đau viêm khớp mắt cá chân?

     Xương mắt cá chân được cho là vị trí phức tạp trên cơ thể vì được cấu tạo bởi nhiều khớp xương nhỏ. Xung quanh mắt cá chân còn có nhiều gân và dây chằng chạy từ cẳng chân đến đầu ngón chân, chính như vậy có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng sưng, đau mắt cá chân. Sau đây là một số nguyên nhân có thể dẫn tới triệu chứng đau viêm khớp mắt cá chân:

  • Chấn thương do vận động: bong gân ở vị trí mắt cá chân trong quá trình vận động sinh hoạt cuộc sống hằng ngày như chơi thể dục thể thao, làm việc, học tập… đã khiến cho mắt cả ở chân người bệnh bị tổn thương, sưng tấy và nhức nhối khó chịu. Khi đau viêm khớp gân mắt cá để lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp cổ chân, số lượng các cơn đau tăng lên và các cơn đau sẽ dữ dội khi người bệnh vận động.

Bong gân khiến cho mắt cả ở chân người bệnh bị tổn thương

  • Thừa cân: trọng lượng cơ thể quá tải khiến cho các dây chằng nơi cổ chân mất thăng bằng và yếu dần khi bị chèn ép nhiều năm tháng dẫn đến đau gân mắt cá chân.
  • Yếu tố sai lệch trục cổ chân: hay được cho là yếu tố di truyền. Đây là cấu trúc nối kết các trục xương hông- xương đùi-khớp gối-cẳng chân- khớp cổ chân- bàn chân với nhau, khi di chuyển tạo ra tác động lực phân bố không đồng đều, dễ dẫn đến đau mắt cá chân khi vận động hay đi đứng nhiều.

2/ Chữa đau viêm khớp mắt cá chân sau chấn thương

     Đau viêm khớp mắt cá chân là vấn đề mà chúng ta rất dễ mắc phải. Sau chấn thương nó sẽ để lại hậu quả khó lường do sự chủ quan của người bệnh.

  • Khi bị tình trạng chấn thương cần xử lý ngay tình trạng đau nhức ở vị trí cổ chân, vì đây là nơi tập trung nhiều dây thần kinh và gân cơ chạy qua nên việc điều trị sẽ rất khó hơn nếu để bệnh chuyển sang thành viêm. Xem một vài cách xử lý khi bị đau gân mắt cá bàn chân:
  • Dùng tay thực hiện việc xoa bóp bằng dầu ngay chỗ bị tổn thương, mục đích để hạn chế bớt cơn đau, hạn chế tối đa việc cử động, vận động khi mới bị tổn thương xong, thực hiện việc thăm khám và chữa trị chấn thương.
  • Không nên đi chân đất trên bề mặt cứng, gồ ghề. Nếu công việc phải đứng làm việc đi lại nhiều thì nên mang giày dép y khoa hoặc lót giày y khoa giúp chỉnh hình nâng đỡ mắt cá chân.
  • Cần áp dụng chế độ nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế vận động đụng chạm tới khớp cổ chân, cần thực hiện chườm nóng hoặc chườm lạnh mục đích để giảm đau tạm thời các cơn đau.

     Và một công việc quan trọng nữa là người bệnh cần thực hiện chụp X-quang để biết chính xác nguyên nhân là do gãy xương hay do việc trật khớp mắt cá từ đó để biết mức độ chính xác tình trạng của bệnh. Thời gian bình phục đau gân mắt cá bàn chân từ 3 đến 6 tuần và người bệnh cần kiên nhẫn thực hiện điều trị cho đến khi bình phục hẳn

Xem thêm sản phẩm >> dành cho đau mắt cá

 

 

← Bài trước Bài sau →