Mắt cá chân có cấu trúc khá phức tạp nên chỉ cần có một vài tác động nhỏ cũng có thể khiến mắt cá chân bị tổn thương. Phần đông người bệnh thường lơ là trước các chấn thương nhỏ ở mắt cá, đến khi mắt cá bị sưng, viêm, gây ra các cơn đau cản trở đi lại và sinh hoạt, người bệnh mới tìm đến các phương pháp chữa trị. Việc chậm trễ trong phát hiện cũng như điều trị sai cách có thể khiến các cơn đau mắt cá trở nên trầm trọng, dẫn đến suy giảm chức năng vận động. Việc trang bị những kiến thức cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng, cách xử trí khi bị đau mắt cá chân phần nào giúp bạn giải tỏa những thắc mắc và vượt qua cơn đau này. Vì vậy, hãy cùng Steps tìm hiểu những thông tin đó trong bài viết sau đây nhé!
Nguyên nhân gây ra đau mắt cá chân
Đau mắt cá chân là một vấn đề rất phổ biến và có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này. Trong đó phải kể đến các nguyên nhân:
- Viêm khớp: Viêm khớp ít xảy ra ở mắt cá chân hơn so với các khớp khác, nhưng có thể gây đau mắt cá chân. Sụn mắt cá chân có thể bị rách và thường gây đau đớn. Viêm khớp tại mắt cá phổ biến nhất ở những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp hoặc ở những bệnh nhân đã từng bị chấn thương khớp mắt cá. Vùng chạm trước là một khu vực đặc biệt của khớp dễ bị tổn thương do kết quả của sự hình thành gai xương.
- Bong gân: là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây đau mắt cá chân. Nó chiếm đến 85% trong số các chấn thương mắt cá. Bong gân xảy ra khi dây chằng (là mô giúp kết nối xương với xương) bị rách hoặc trở nên quá căng. Đa số các trường hợp bong gân mắt cá chân rất dễ chữa, và thường hồi phục rất nhanh chóng. Tuy nhiên, sau khi lành, mắt cá sẽ trở nên yếu hơn và các cơn đau mắt cá rất dễ tái phát trở lại.
- Viêm dây chằng: Viêm dây chằng có thể xảy ra ở bất cứ dây chằng nào xung quanh khớp và gây đau mắt cá. Viêm dây chằng xảy ra khi các dây chằng, phần kết nối giữa cơ và xương bị kích thích và viêm. Viêm dây chằng chày sau gây đau mắt cá ở phần bên trong khớp và, nếu không được điều trị, có thể dẫn đến các vấn đề lớn khi bước đi. Viêm gân Achilles gây đau mắt cá ở phía sau khớp. Đây là loại viêm gân phổ biến nhất quanh khớp mắt cá.
- Gãy mắt cá chân: Gãy mắt cá là một loại gãy xương thường gặp. Có nhiều loại gãy mắt cá khác nhau và mỗi loại đều phải được điều trị riêng. Một số tình trạng gãy mắt cá có thể được điều trị tương tự như bong gân, trong khi những trường hợp khác cần phải phẫu thuật.
- Tổn thương sụn: Sụn khớp của mắt cá dễ bị tổn thương nếu bong gân mắt cá chân kéo dài, gãy xương hoặc một loại tổn thương do chấn thương khác. Chấn thương sụn có thể chỉ xảy ra tại một vùng khu trú hoặc lan ra gây viêm toàn bộ vùng mắt cá chân.
- Gout: là nguyên nhân hiếm gặp gây đau mắt cá chân. Bệnh gout thường xảy ra ở khớp gối, mắt cá chân, ngón chân
- Thoái hóa khớp: đau mắt cá chân còn có thể là do thoái hóa khớp gây ra. Thoái hóa khớp là hiện tượng bong nứt, bào mòn từng mảnh sụn và xơ hóa ở phần xương dưới sụn tại đầu gối hoặc mắt cá chân.
Triệu chứng đau mắt cá chân
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà cơn đau mắt cá chân sẽ kèm theo các triệu chứng khác nhau:
- Bong gân: mắt cá chân sẽ bị đau, sưng, bầm tím, khớp yếu,..
- Viêm khớp cổ chân: đau ở khớp xương và các khu vực xung quanh, các cử động khớp chân bị hạn chế…
- Gout: đặc trưng với các cơn đau buốt dữ dội, kèm theo triệu chứng sưng tấy, nóng đỏ…
Cách xử trí khi bị đau mắt cá chân do bong gân
Như đã nói, bong gân là một nguyên nhân thường gặp gây đau mắt cá chân. Nếu tình trạng này xảy ra lần đầu tiên với mức độ không quá nghiêm trọng, bạn có thể tự chăm sóc mắt cá chân tại nhà bằng các phương pháp đơn giản, chẳng hạn như:
- Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi tại giường, không nên di chuyển hoặc làm bất cứ điều gì ảnh hưởng đến chỗ trật mắt cá chân. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Chườm lạnh: Bạn có thể áp một túi đá vào vùng bị thương từ 15-30 phút mỗi 4 hoặc 5 giờ để giảm sưng và đau. Cần chêm thêm một chiếc khăn sạch để tránh bỏng lạnh.
- Cố định: Sau khi mắt cá giảm sưng, bạn có thể sử dụng nẹp hoặc băng thun để giữ cho mắt cá ổn định và hỗ trợ quá trình chữa bong gân mắt cá chân. Chú ý không quấn mắt cá chân quá chặt sẽ khiến máu không thể lưu thông bình thường vào vùng bị ảnh hưởng.
- Nâng cao mắt cá chân: Khi nằm, hãy kê cao mắt cá chân hơn vùng tim trong 48 giờ đầu sau khi bị thương để giảm sưng.
Những biện pháp giúp bảo vệ khớp mắt cá chân
Nói chung, mắt cá chân đóng góp một vai trò không nhỏ trong chức năng của chi dưới. Chính vì vậy, để bảo vệ bộ phận này, chúng ta nên:
- Khởi động kỹ trước khi tập thể dục hoặc chơi thể thao.
- Cẩn thận khi đi bộ, chạy hoặc làm việc trên bề mặt không bằng phẳng.
- Dùng băng hoặc nẹp hỗ trợ mắt cá chân trên khớp mắt cá bị yếu hoặc bị thương trước đó.
- Chọn mang giày dép sức khỏe, lót giày y khoa với phần đế được nghiên cứu và thiết kế theo tiêu chuẩn bàn chân con người, giúp bảo vệ và điều chỉnh bàn chân theo chiều hướng tích cực như: cân chỉnh vòm bàn chân đối với bàn chân bẹt, giảm đau gót với chứng đau gót chân, phân phối áp lực đồng điều hơn, hỗ trợ điều trị bệnh đau mắc cá chân nhanh chóng hồi phục, hiệu quả với các chứng đau bàn chân do các bệnh lý khác nhau. Tùy thuộc vào từng kiểu vòm bàn chân, triệu chứng đau và từng trường hợp cụ thể mà lựa chọn sử dụng các loại sản phẩm khác nhau.
- Hạn chế tối đa việc đi giày cao gót.
- Không chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động mà bạn không có điều kiện.
- Duy trì sức mạnh cơ bắp tốt và sự linh hoạt. Thông qua các bài tập luyện tập chân, khớp cổ chân.
- Thực hành đào tạo sự ổn định, bao gồm các bài tập thăng bằng.
- Làm chậm hoặc dừng các hoạt động khi bạn cảm thấy mệt mỏi.
- Chế độ ăn uống tăng cường các thực phẩm giàu canxi. Chẳng hạn như sữa tươi, sữa chua, phô mai. Đồng thời tăng cường vitamin D để ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.
Nếu bạn không chắc nguyên nhân gây đau mắt cá chân hoặc nếu bạn không biết các khuyến cáo điều trị cụ thể cho tình trạng của bạn, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa, để có được chẩn đoán chính xác và một kế hoạch điều trị phù hợp.
HỆ THỐNG GIÀY DÉP SỨC KHỎE STEPS
▪️ Aetrex Việt Nam
- 64 Nguyễn Thiện Thuật, Phường 2, Quận 3, TP.HCM | 0975-780-480
- Tầng B1 Takashimaya, 92-94 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM | 090.1314.012
- Tầng 3 Vincom Center, Số 2 Phạm Ngọc Thạch, P. Trung Tự, Q. Đống Đa, Hà Nội | 0976 482 902
▪️ Spenco Việt Nam - 58 Nguyễn Thiện Thuật, P.2, Quận 3, TP.HCM | 0975-780-480
▪️ STEPS - Chăm Sóc Sức Khỏe Bàn Chân - Số 1077 Trần Hưng Đạo, P.5, Quận 5, TP.HCM | 028-3838-0313
>>> Có thể bạn quan tâm: