5 Nguyên nhân phụ nữ lại dễ mắc thoái hóa khớp gối hơn nam giới
Thoái hóa khớp gối là tình trạng sụn bọc hai đầu xương của khớp gối bị mòn, dẫn đến lệch trục, biến dạng khớp gối. Sau 40 tuổi, tỷ lệ phụ nữ bị đau khớp gối cao hơn hẳn so với nam giới do các nguyên nhân phổ biến như:
1, Gối vẹo ngoài: Gây nên tình trạng phân bổ lực không đều, dẫn đến khớp gối và dây chằng chéo trước dễ bị tổn thương
2, Cân nặng: Phụ nữ trong quá trình mang thai hoặc phụ nữ thừa cân sẽ tăng cường áp lực lên hai khớp gối, khiến cho sụn khớp nhanh bị bào mòn và biến dạng hơn.
3- Cấu trúc cơ thể: Khung xương chậu của phụ nữ thường rộng hơn nam giới, điều này làm tăng áp lực lên khớp gối, dễ gây đau và tổn thương
4, Sự lão hóa của tuổi tác: Hormone estrogen có thể ảnh hưởng đến mô liên kết và sụn khớp, làm yếu sụn và giảm khả năng chịu lực, khiến phụ nữ dễ bị thoái hóa khớp hơn, đặc biệt là sau khi mãn kinh.
5, Tư thế sai: Ngồi xổm, xếp bằng quá lâu, đứng nhiều, khiên vác nặng và đặc biệt là thường xuyên mang giày cao gót sẽ khiến tư thế mất cân bằng. Ngoài ra, còn có 1 số nguyên nhân thứ phát khác như bị bệnh viêm khớp dạng thấp, tiểu đường hoặc chấn thương thể thao ...
Các Dấu hiệu của thoái hóa khớp gối thường gặp
- Đau nhức khớp gối khi đứng lên ngồi xuống hoặc di chuyển.
- Cảm giác cứng khớp vào buổi sáng, ngồi xổm hoặc xếp bằng đứng dậy không được
- Khớp gối kêu "lục cục" khi cử động.
- Khớp gối sưng tấy, khó vận động, đặc biệt sau những hoạt động gắng sức như leo cầu thang
Giải pháp ngăn ngừa và cải thiện đau khớp gối hiệu quả
1, Cân chỉnh lại trục chân: Chúng ta chú ý cấu trúc vòm bàn chân và trục đầu gối của mình thuộc chân vòng kiềng hay chân chữ X
2. Duy trì cân nặng hợp lý
3, Vận động thường xuyên: Tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp quanh khớp gối, bảo vệ khớp.
4. Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung canxi, vitamin D và các chất chống viêm như omega-3, các chất dinh dưỡng hỗ trợ sụn khớp, để giữ xương khớp khỏe mạnh
5, Sử dụng giày dép sức khỏe:
Thay vì đi các giày dép thông thường, chị em phụ nữ có thể thay thế bằng các Giày dép Chỉnh hình và Lót giày y khoa, giúp cân bằng lại trục chân, đưa khớp gối về đúng vị trí chuyển động từ đó giảm nguy cơ cọ sát mài mòn khớp lâu ngày dẫn đến nguy cơ thoái hóa khớp gối sau 40 tuổi
Cách chọn giày dép sức khỏe có cấu trúc cân chỉnh:
Chọn giày đảm bảo tiêu chuẩn y khoa, thiết kế Đế mềm, chống trơn.
Có nâng đỡ vòm theo tiêu chuẩn y khoa, lựa chọn độ nâng phù hợp với từng cấu trúc chân cụ thể
Có khả năng hấp thụ lực nhằm Giảm lực tác động lên khớp gối và sụn chêm
Chọn giày đảm bảo tiêu chuẩn y khoa, thiết kế Đế mềm, chống trơn.
Có nâng đỡ vòm theo tiêu chuẩn y khoa, lựa chọn độ nâng phù hợp với từng cấu trúc chân cụ thể
Có khả năng hấp thụ lực nhằm Giảm lực tác động lên khớp gối và sụn chêm
Tóm lại, việc phòng tránh thoái hóa khớp gối cần bắt đầu ngay từ bây giờ, vì bệnh thoái hóa khớp gối không thể chữa khỏi hoàn toàn, chỉ có thể làm chậm quá trình tiến triển khi mắc phải. Bảo vệ chăm sóc khớp gối của bạn từ sớm sẽ giúp bạn duy trì chất lượng cuộc sống lâu dài và linh hoạt hơn trong mọi hoạt động hàng ngày.
Nếu bạn cần hỗ trợ về giày dép và lót giày y khoa, hãy tìm đến những địa chỉ uy tín như STEPS.VN để được tư vấn các sản phẩm phù hợp nhất với tình trạng khớp gối của mình. Đặc biệt, khi đến STEPS thì các bạn còn được kiểm tra sức khỏe bàn chân miễn phí với máy đo 3D ISTEP - NOVA để có thể phát hiện cấu trúc chân, điều chỉnh áp lực về trạng thái cân bằng phòng tránh kịp thời các vấn đề về bàn chân và đầu gối.
--------------------------------------------------------
Cùng xem thêm các video chia sẻ kiến thức của bác sĩ Song Hà về sức khỏe bàn chân: