Miễn phí 100% toàn bộ liệu trình kiểm tra bàn chân bằng công nghệ đo iSTEP NOVA™

ĐAU MU BÀN CHÂN: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ CHỈ TỪ 14 NGÀY ĐƯỢC BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG

ĐAU MU BÀN CHÂN: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ CHỈ TỪ 14 NGÀY ĐƯỢC BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG

Đau mu bàn chân là một vấn đề phổ biến, gây khó khăn đáng kể trong việc đi lại và vận động hàng ngày. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, từ người lớn tuổi đến người thường xuyên vận động mạnh. Theo báo cáo năm 2023 từ KURU Footwear về các vấn đề phổ biến liên quan đến sức khỏe bàn chân, 19% các trường hợp đau bàn chân được ghi nhận là đau mu bàn chân, trong đó 45% người trưởng thành cho biết từng gặp phải cơn đau ở vùng mu bàn chân hoặc mắt cá chân ít nhất một lần trong đời

Đau mu bàn chân là gì?

Đau mu bàn chân là tình trạng đau nhức xảy ra ở phần trên của bàn chân, giữa cổ chân và các ngón chân. Cơn đau có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm tổn thương xương, khớp, gân, dây chằng hoặc các mô mềm khác ở khu vực này. Tình trạng này cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách để tránh biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống.

Triệu chứng và chẩn đoán đau mu bàn chân

Các triệu chứng đau mu bàn chân thường gặp:

  • Đau nhức liên tục hoặc đau tăng khi vận động: Cơn đau thường xuất hiện hoặc tăng lên khi đi bộ, chạy, đứng lâu, hoặc mang giày chật.

  • Sưng tấy, nóng đỏ: Vùng mu bàn chân có thể bị sưng, kèm theo cảm giác nóng và đỏ do viêm.

  • Cứng khớp: Khó khăn khi cử động cổ chân hoặc các ngón chân, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc sau khi nghỉ ngơi.

  • Tê bì, ngứa ran: Cảm giác tê hoặc ngứa ran có thể xuất hiện do chèn ép dây thần kinh.

  • Tiếng kêu bất thường: Một số trường hợp có thể nghe thấy tiếng lạo xạo, lục khục khi cử động bàn chân.

Phương pháp chẩn đoán đau mu bàn chân:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra trực quan mu bàn chân, ấn vào các vị trí đau, đánh giá mức độ sưng tấy và khả năng vận động của bàn chân để xác định khu vực tổn thương.

  • Chẩn đoán bằng hình ảnh:

    • X-quang: Giúp phát hiện các vấn đề về xương như gãy xương, nứt xương, gai xương, hoặc thoái hóa khớp.

    • MRI (Cộng hưởng từ): Cung cấp hình ảnh chi tiết về các mô mềm như gân, dây chằng, sụn, giúp phát hiện viêm gân (ví dụ: viêm gân duỗi), rách dây chằng, hoặc phù tủy xương.

    • CT scan: Được chỉ định khi cần đánh giá cấu trúc xương phức tạp hơn, đặc biệt trong các trường hợp chấn thương nặng.

    • Siêu âm khớp: Hữu ích để phát hiện tràn dịch, viêm bao hoạt dịch, hoặc các khối u phần mềm nhỏ quanh vùng mu bàn chân.

  • Xét nghiệm máu hoặc chọc hút dịch khớp: Có thể được chỉ định nếu nghi ngờ đau mu bàn chân do nhiễm trùng, viêm khớp dạng thấp, hoặc bệnh gout, giúp chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

  • Phân tích áp lực bàn chân: Tại STEPS.VN, chúng tôi sử dụng máy đo kỹ thuật số iStep NOVA để kiểm tra điểm chịu lực bàn chân HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ, giúp phát hiện sớm các bất thường và tư vấn các giải pháp hỗ trợ phù hợp

Nguyên nhân dẫn đến đau mu bàn chân

Đau mu bàn chân có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định đúng nguyên nhân là chìa khóa để lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả và ngăn ngừa tái phát.

Tăng cân: Việc tăng cân quá mức làm bàn chân chịu quá nhiều áp lực từ cơ thể, điều này làm tăng mức độ nhạy cảm của bàn chân, đồng thời trọng lượng lớn từ phần trên có thể khiến xương, khớp và mô mềm dễ bị tổn thương hơn. Nguy cơ mu bàn chân bị sưng đau tăng lên ở những người béo phì thừa cân phải đứng nhiều khi làm việc.

Viêm gân duỗi: Các gân duỗi nằm ở mu bàn chân giúp nâng đỡ các ngón chân và bàn chân. Việc mang giày quá chật hoặc buộc dây giày quá chặt có thể gây viêm các gân này, dẫn đến đau nhức, sưng tấy ở mu bàn chân.

Chấn thương và tổn thương cơ học: Các va đập trực tiếp, bong gân cổ chân, hoặc chấn thương trong quá trình chơi thể thao (ví dụ: bị dẫm lên chân) có thể gây tổn thương xương, gân hoặc dây chằng ở mu bàn chân, dẫn đến đau cấp tính.

Viêm khớp: Bao gồm viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp hoặc bệnh gout. Các loại viêm này có thể ảnh hưởng đến các khớp ở mu bàn chân, gây đau, sưng, nóng đỏ và cứng khớp. Gout thường gây đau dữ dội và sưng đỏ đột ngột ở các khớp, bao gồm cả khớp ngón chân cái và đôi khi là khớp ở mu bàn chân.

Bất thường về vòm chân và cấu trúc bàn chân:

  • Bàn chân bẹt hoặc vòm chân cao: lực phân bố lên bàn chân không đều, gây áp lực bất thường lên mu bàn chân. Bàn chân bẹt làm vòm chân sụp xuống, kéo căng các gân và dây chằng ở mu bàn chân. Vòm chân cao khiến bàn chân kém linh hoạt, khả năng hấp thụ sốc kém, tăng áp lực lên các xương và khớp ở mu bàn chân.

  • Ngón chân cái vẹo (Bunion) hoặc các biến dạng ngón chân khác: Có thể làm thay đổi dáng đi, gây áp lực lên các vùng khác của bàn chân, bao gồm cả mu bàn chân.

Hội chứng chèn ép thần kinh: Mặc dù thường gây đau ở lòng bàn chân, nhưng đôi khi các dây thần kinh bị chèn ép ở vùng cổ chân cũng có thể gây đau lan lên mu bàn chân, kèm theo tê bì hoặc ngứa ran.

Ảnh hưởng và biến chứng của đau mu bàn chân

Giảm khả năng vận động: Cơn đau kéo dài khiến bạn ngại đi lại, hạn chế các hoạt động hàng ngày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Thay đổi dáng đi: Để tránh đau, người bệnh thường có xu hướng thay đổi dáng đi, dồn trọng lực sai cách, từ đó dễ dẫn đến lệch trục cơ thể, đau khớp gối, khớp háng, hoặc đau cột sống.

Biến dạng bàn chân: Các bệnh lý xương khớp tiến triển hoặc chấn thương mãn tính không được phục hồi có thể gây biến dạng cấu trúc bàn chân, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng vận động vĩnh viễn.

Tăng nguy cơ chấn thương: Bàn chân bị đau hoặc biến dạng làm mất đi sự ổn định, dễ dẫn đến té ngã hoặc các chấn thương khác khi vận động.

Tác động đến sức khỏe tinh thần: Cơn đau kéo dài, việc bị giới hạn vận động và mất đi sự tự do trong sinh hoạt có thể gây mệt mỏi, mất ngủ, lo âu, thậm chí dẫn đến trầm cảm.

Phương pháp điều trị đau mu bàn chân

Nghỉ ngơi (Rest): Giảm áp lực lên bàn chân bị đau, hạn chế các hoạt động gây tăng nặng cơn đau như đứng lâu, đi bộ đường dài, chạy bộ hoặc các môn thể thao tác động mạnh. Việc nghỉ ngơi đầy đủ giúp các mô bị tổn thương có thời gian hồi phục.

Chườm đá (Ice): Chườm túi đá hoặc gói gel lạnh lên vùng mu bàn chân bị đau khoảng 15-20 phút mỗi lần, 3-4 lần mỗi ngày. Nhiệt độ lạnh giúp co mạch máu, giảm sưng tấy và tê liệt tạm thời các dây thần kinh cảm giác, từ đó làm giảm đau hiệu quả trong giai đoạn cấp tính.

Nén ép (Compression): Sử dụng băng thun y tế hoặc băng ép chuyên dụng để quấn nhẹ nhàng quanh mu bàn chân. Việc này giúp giảm sưng và hỗ trợ các mô mềm, nhưng cần đảm bảo không quấn quá chặt để tránh cản trở lưu thông máu.

Kê cao (Elevation): Kê cao bàn chân bị đau lên khỏi mức tim khi nghỉ ngơi hoặc ngủ. Điều này giúp máu dễ dàng lưu thông trở về tim, giảm tích tụ dịch và giảm sưng.

Kiểm soát cân nặng: Với người thừa cân hoặc béo phì, giảm cân là yếu tố then chốt. Mỗi kilogram trọng lượng giảm đi sẽ giúp giảm đáng kể áp lực lên bàn chân và các khớp chịu trọng lượng. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Anh (The BMJ), việc giảm cân hiệu quả giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng đau chân và khớp ở người béo phì.

Lựa chọn giày dép phù hợp: Tránh giày dép chật chội, cao gót, đế cứng hoặc không có đủ đệm hỗ trợ. Ưu tiên giày dép rộng rãi, có đệm êm ái, hỗ trợ vòm chân tốt.

Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng: Các bài tập giãn cơ và tăng cường sức mạnh cho các cơ ở bàn chân và cẳng chân giúp cải thiện sự ổn định, giảm căng thẳng lên các gân và dây chằng.

Sử dụng dụng lót giày và giày dép chỉnh hình: Đối với các trường hợp đau mu bàn chân liên quan đến cấu trúc bàn chân bất thường (như bàn chân bẹt, vòm chân cao) hoặc lệch trục, việc sử dụng giày dép chỉnh hình hoặc lót giày y khoa có thể giúp phân bổ lực đều hơn, giảm áp lực lên mu bàn chân và điều chỉnh các sai lệch cơ học từ bàn chân lên đến khớp gối, hông và cột sống. Đây là phương pháp ít xâm lấn nhưng mang lại hiệu quả rõ rệt, đặc biệt ở giai đoạn đầu.

Phẫu thuật (khi cần thiết): Nếu tổn thương ở mu bàn chân ở mức độ nặng, phẫu thuật là lựa chọn cần thiết để sửa chữa cấu trúc bị tổn thương hoặc loại bỏ các yếu tố gây chèn ép.

Giày Dép Sức Khỏe hỗ trợ cải thiện và ngăn ngừa đau mu bàn chân hiệu quả

1. Tầm Quan Trọng Của Giày DépĐối Với Người Bị Đau Đầu gối

Đau mu bàn chân thường xuất phát từ sự mất cân bằng về cơ sinh học hoặc áp lực quá mức lên cơ xương khớp bàn chân. Giày dép thông thường, đặc biệt là giày dép thời trang thường có phần đế bằng, quá mềm hoặc quá cứng, làm tăng áp lực lên bàn chân gây đau nhức trầm trọng

Giày dép sức khỏe được thiết kế dựa trên nguyên lý giải phẫu học và cơ sinh học của bàn chân, hỗ trợ nâng đỡ vòm cân, giảm lực tác động lên các khu vực bị tổn thương, đặc biệt là mu bàn chân, giup ngăn ngừa chấn thương, lật sấp và bảo vệ bàn chân toàn diện.

2. Công nghệ đế chỉnh hình đạt chuẩn y khoa AMPA - Hoa Kỳ tại STEPS.VN

Công nghệ Lynco Orthotics đến từ thương hiệu Aetrex - Hoa Kỳ

Thành lập từ năm 1946, Aetrex là thương hiệu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bàn chân, với hơn 77 năm kinh nghiệm và uy tín đã được kiểm chứng. Nổi bật nhất là công nghệ Lynco Orthotics – giải pháp đế chỉnh hình tiên tiến, mang đến sự thoải mái vượt trội và hỗ trợ tối ưu cho bàn chân.

  • Hỗ trợ vòm chân hiệu quả, góp phần cân bằng và căn chỉnh khớp gối, hông và cột sống theo đúng trục sinh học.

  • Chất liệu EVA cao cấp: Êm ái, nhẹ, bền và thân thiện với chuyển động tự nhiên.

  • Đệm Metatarsal mềm mại, giúp giảm áp lực vùng bàn trước và thư giãn bàn chân.

  • Thiết kế gót chân thông minh với lớp đệm mật độ kép giúp hấp thụ lực, phân bổ áp lực đồng đều.

  • Công nghệ Copper Technology trên bề mặt đế hỗ trợ kháng khuẩn, khử mùi, giữ chân luôn khô thoáng.

Công nghệ Total Support đến từ thương hiệu Spenco - Hoa Kỳ

hành lập từ năm 1967 và hiện diện tại hơn 95 quốc gia, Spenco là thương hiệu uy tín toàn cầu trong lĩnh vực chăm sóc bàn chân. Spenco nổi bật với công nghệ TOTAL SUPPORT™ – giải pháp chỉnh hình toàn diện giúp hỗ trợ cấu trúc bàn chân, giảm đau và ngăn ngừa chấn thương hiệu quả.

  • Lớp đệm TPU nâng đỡ vòm chân, hỗ trợ căn chỉnh cấu trúc xương, giảm đau do chịu lực kéo dài.

  • Hệ thống đệm 3-POD hấp thụ sốc tối ưu, bảo vệ gót chân và khớp khỏi tổn thương khi đi lại, vận động mạnh.

  • Lớp vải co giãn 4 chiều giúp thoáng khí, chống phồng rộp và kiểm soát mùi hiệu quả.

  • Đệm Metatarsal chuyên dụng phân tán áp lực bàn chân trước, hỗ trợ giảm căng thẳng và đau nhức.

  • Tăng sự ổn định và cải thiện dáng đi, đặc biệt hiệu quả với người bị lệch trục chân hoặc đau mạn tính do sai tư thế.

Công nghệ PWR - BRIDGE đến từ thương hiệu Revitalign - Hoa Kỳ

Revitalign – thương hiệu đến từ Mỹ, nổi bật với triết lý kết hợp giữa thời trang và chăm sóc sức khỏe bàn chân, ứng dụng công nghệ PWR-BRIDGE® giúp tối ưu hỗ trợ cơ sinh học cho người dùng hiện đại.

  • Thiết kế giải phẫu học bàn chân: nâng đỡ vòm bàn chân tự nhiên, tăng độ bám và giảm ma sát, hạn chế sưng đau khi vận động nhiều.

  • Đệm mũi chân: bảo vệ bàn chân trước, giúp đứng lâu mà không đau nhức hay mỏi mệt.

  • Lót đế ôm sát: có khả năng tự căng chỉnh theo chuyển động, giúp từng bước chân vững chắc và linh hoạt hơn.

  • 360° Engineered Heel Cup: thiết kế ôm trọn vùng gót, tạo cảm giác như được massage nhẹ nhàng mỗi khi di chuyển.

 3. Gợi ý sản phẩm dành riêng cho người bị đau mu bàn chân

Giày dép sức khỏe dành cho Nam:

​Dép Quai ngang Spenco Kholo Carbon được tích hợp công nghệ chỉnh hình tân tiến TOTAL SUPPORT™, giúp nâng đỡ vòm chân, phân bố đều áp lực lên toàn bàn chân và căn chỉnh trục chân về trạng thái chuẩn từ đó giảm áp lực lên mu bàn chân, phòng ngừa đau nhức hiệu quả. Chất liệu EVA cao cấp mang lại cảm giác êm ái, nhẹ nhàng và bền bỉ, phù hợp cho việc sử dụng hàng ngày. Ngoài ra, lớp vải lót có khả năng chống trượt và kháng khuẩn, giúp giữ cho đôi chân luôn khô thoáng và thoải mái.

Giày dép sức khỏe dành cho Nữ:

Dép sức khỏe Aetrex Maui có phần đế được thiết kế với độ vòm cao giúp kết hợp cúp gót sâu giúp phân bố đều áp lực lên toàn bàn chân, giảm lực tác động lên các khớp bàn chân, cải thiện tình trạng đau mỏi hiệu quả. Đệm metatarsal giữa lòng bàn chân giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện đau lòng bàn chân vượt trội. thiết kế thời thượng cùng màu sắc tươi mát, phù hợp cho các hoạt động ngoài trời như du lịch, dạo phố.

Giày Sandal sức khỏe Aetrex Jillian được thiết kế chuyên biệt giúp hỗ trợ bảo vệ tối ưu cho đôi chân nhờ công nghệ đế chỉnh hình tân tiến. Đệm UltraSky™ EVA êm ái kết hợp thiết kế ôm sát bàn chân giúp ổn định cấu trúc bước đi. Với sự hỗ trợ chuẩn y khoa trong mỗi bước chân, Jillian Sport không chỉ là đôi sandal – mà là sự bảo vệ bền vững cho sức khỏe bàn chân. Ngoài ra, sản phẩm còn có khả năng chống nước, phù hợp cho các hoạt động ngoài trời như du lịch, dạo phố.

 Tại sao nên lựa chọn STEPS.vn là người bạn đồng hành:

KẾT LUẬN: 

Đau mu bàn chân là một vấn đề phổ biến có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ chấn thương cơ học đến các bệnh lý tiềm ẩn. Việc nhận biết sớm các triệu chứng, chẩn đoán chính xác và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp là chìa khóa để phục hồi chức năng và duy trì sức khỏe đôi chân. Đặc biệt, việc sử dụng giày dép sức khỏe với công nghệ đế chỉnh hình đã được chứng minh lâm sàng là một giải pháp hiệu quả, ít xâm lấn, giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tái phát.

Hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của STEPS.VN để được tư vấn và lựa chọn giày dép phù hợp, giúp bạn lấy lại đôi chân khỏe mạnh và cuộc sống không đau nhức!

----------------------------------

XEM THÊM:

 [Đồng hành cùng bác sĩ] Cách chọn lót giày và giày y khoa chính hãng an toàn cho sức khỏe

BST giày dép sức khỏe dành cho người bị đau mu bàn chân

Cảm nhận của chân thực khách hàng về hiệu quả vượt trội của giày dép sức khỏe Steps trong việc hỗ trợ cải thiện các bệnh lý về chân hiệu quả

Bài sau →