ĐO CHÂN MIỄN PHÍ VỚI CÔNG NGHỆ CẢM ỨNG MỸ ISTEP

Các biến chứng tiểu đường có thể tàn phá đôi chân như thế nào?

Các biến chứng tiểu đường có thể tàn phá đôi chân như thế nào?

Bệnh tiểu đường thường đi kèm với những biến chứng thần kinh, sự tổn thương mạch máu, dễ nhiễm trùng… Và những vấn đề trên trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra hàng loạt vấn đề đối với bàn chân, có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng.

Skin changes (Biến đổi ngoài da): Bệnh tiểu đường có thể gây những biến đổi ngoài da ở chân như khô da, bong da, nứt nẻ, lông chân không còn mọc bình thường. Nguyên nhân là do dây thần kinh chỉ huy các hoạt động làm ẩm da đã bị tổn thương.

Calluses (Chai chân)Chai chân hình thành nhiều ở các vị trí chịu nhiều áp lực trên bàn chân như banh bàn chân, ngón chân cái... Các chai chân này cũng có thể gặp nhiều ở người bình thường nên các bệnh nhân tiểu đường thường chủ quan và không quan tâm, chính vì vậy các chai chân này có điều kiện phát triển nhiều hơn, dễ bị nứt, loét rồi trở thành ổ nhiễm trùng.

Neuropathy, Poor circulation (Tê chân, mất cảm giác, máu lưu thông kém)

Biến dạng bàn chân: Do biến chứng thần kinh nên bàn chân bị mất cảm giác, khi đó mỗi khi đứng thì người bệnh sẽ không thể điều chỉnh tư thế bàn chân, các vị trí chịu áp lực nhiều sẽ có những biến đổi của cơ và da kéo theo những thay đổi của các khớp. Hậu quả là bàn chân bị biến dạng, điển hình được gọi là bàn chân Charcot.

Foot ulcer (Loét chân): Hay xảy ra ở mu bàn chân, banh bàn chân và ngón cái, thường do chịu áp lực hoặc đi giày dép chật. Lưu ý là các vết loét thường bắt đầu chỉ là những vết xước hoặc phồng da rất nhỏ nhưng do không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách nên đã bị nhiễm trùng, tiếp sau đó nhiễm trùng ngày càng lan rộng ra toàn bộ bàn chân. Đến lúc này thì mọi biện pháp điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc cắt lọc đều thường không có kết quả

Amputation (Cắt cụt chân): Khác với người bình thường, vết loét chân ở Bệnh nhân tiểu đường rất khó liền vì ít khi được cung cấp đủ máu, do đó vùng tổn thương vừa không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và ôxy, vừa không có đủ các tế bào máu như bạch cầu đến để tấn công vi khuẩn và các tế bào chết cũng không được dọn dẹp kịp thời. Mặt khác, đường máu cao sẽ ức chế các hoạt động của bạch cầu, làm giảm hiệu quả của các phản ứng viêm chống nhiễm khuẩn. Do vậy, vết thương rất dễ bị nhiễm trùng lan rộng và khó liền, khi đó bắt buộc phải cắt cụt. Điều đặc biệt là các động mạch có thể bị tắc hẹp ở các đoạn cẳng chân hoặc cao hơn như ở đùi nên một số trường hợp tuy chỉ có nhiễm trùng bàn chân nhưng lại cần cắt cụt đến trên đầu gối.

Nguồn: Tieuduong.org

 

← Bài trước Bài sau →