ĐO CHÂN MIỄN PHÍ VỚI CÔNG NGHỆ CẢM ỨNG MỸ ISTEP

Hãy yêu đôi chân mẹ bầu

Hãy yêu đôi chân mẹ bầu

Bên cạnh niềm hạnh phúc được làm mẹ, thì mang thai cũng là khoảng thời gian vô cùng khó khăn với các mẹ. 

Trong giai đoạn thai kì, ngoài việc cấu trúc khớp chân trở nên yếu, lỏng lẻo hơn thì những thay đổi về cân nặng, thay đổi lượng máu, … tạo nên áp lực lớn cho đôi chân hay xảy ra hiện tượng phù nề gây khó khăn trong vận động, sinh hoạt và rất dễ dẫn đến chấn thương, té ngã. 

Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở mẹ bầu và có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ (thường gặp nhất là 3 tháng cuối). 

Có hai NỖI LO LẮNG về tình trạng phù chân ở người mẹ mang thai.

- Một, nó là dấu chứng để bác sĩ chuyên khoa quan tâm và theo dõi nguy cơ tiền sản giật.

- Hai, trong trường hợp được loại trừ khỏi các bệnh lý nguy hiểm, phù chân lúc này có thể là hậu quả của suy giãn tĩnh mạch.

Có hai YẾU TỐ quan trọng GÂY NÊN PHÙ CHÂN khi mang thai:

- Sự cản trở máu trở về tim do có thai. Càng về giai đoạn cuối thai kỳ, trọng lượng của thai làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu, làm cho máu khó chảy trở về tim. 

- Sự rối loạn của các nội tiết tố phụ nữ trong thời kỳ mang thai cũng làm giãn thành của tĩnh mạch, góp phần vào sự ứ trệ tuần hoàn và làm máu về tim khó khăn hơn, gây ứ đọng máu ở chân làm xuất hiện của các triệu chứng: chân nặng, sưng phù, ngứa ran hoặc chuột rút.

ĐỀ PHÒNG phù chân thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý các TÌNH HUỐNG CẦN TRÁNH:

- Không ngồi vắt chéo chân vì sẽ khiến máu lưu thông không tốt

- Tránh hoặc mặc quần áo quá chật, mang “bốt” hoặc giày có gót quá cao  hay đế quá phẳng

- Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu mà thay vào đó hãy dành thời gian cho đôi chân nghỉ ngơi, thư giãn

- Tránh tăng cân quá mức

- Tránh thức ăn quá mặn hoăc quá cay làm nặng thêm sự giãn nỡ của tĩnh mạch

- Hạn chế ở ngoài môi trường nắng nóng

Song song đó, cần thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống hợp lý hơn như:

- Uống nhiều nước, nhất là nước lúa mạch, bởi đây là loại nước có tác dụng lợi tiểu, vì thế có thể giảm phù nề ở đôi bàn chân.

- Gác chân lên gối khi ngủ để máu lưu thông tốt hơn

- Nên tắm nước nóng. Nên ngâm chân trong nước ấm, sạch khoảng 10 - 15 phút vào cuối mỗi ngày.

- Có thể chườm lạnh vào chỗ sưng

Nên tuân thủ theo một CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG cân bằng và khoa học:

- Ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều protein như đậu lăng, các sản phẩm từ sữa

- Ăn nhiều rau xanh như cải bắp, đậu lăng, cải bó xôi (rau chân vịt/rau bina)…

- Bổ sung các loại trái cây như táo, đu đủ và ổi…

- Khuyến khích ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, canxi, kẽm, giàu vitamin E (cải bó xôi, khoai lang, hạt hướng dương…)

- Tập thể dục đều đặn, các bài tập thở, đi bộ

- Massage đôi bàn chân như xoay bàn chân cũng rất hữu ích. Nó không chỉ giúp thai phụ khắc phục tình trạng đôi bàn chân bị phù nề mà còn giúp các bà bầu dễ dàng vượt cạn về sau.

Bên cạnh đó giai đoạn này mẹ bầu rất cần sự hỗ trợ của dép sức khỏe Spenco để hạn chế những chấn thương, đẩy lùi đau gót chân, đau bàn chân, viêm cân gan chân, đau gân mắt cá, vẹo xương ngón cái, … và đặc biệt bảo vệ mẹ bầu khỏi trơn trượt té ngã.

Spenco mềm, độ bền cao, siêu nhẹ, bảo vệ toàn diện đôi chân, nâng đỡ giảm mỏi, massage êm ái, độ bám sàn cao là những tính năng đặc biệt của dòng sản phẩm dép dành cho mẹ bầu tạo nên sự khác biệt chưa từng có trên thị trường giày dép.

Các mẹ bầu nếu cũng đang tìm kiếm sự an toàn và bảo vệ tốt nhất cho đôi chân mình thì hãy đến với Steps để được tư vấn lựa chọn nhé!

 

← Bài trước Bài sau →