Miễn phí 100% toàn bộ liệu trình kiểm tra bàn chân bằng công nghệ đo iSTEP NOVA™

Hiểu rõ hơn về gai gót chân để tiết kiệm thời gian, chi phí điều trị

Hiểu rõ hơn về gai gót chân để tiết kiệm thời gian, chi phí điều trị

1. Bệnh gai gót chân là gì?

Gai gót chân là bệnh do quá trình tích tụ canxi ở vùng xương gót chân. Bằng cách chụp phim X-quang, người bệnh sẽ nhìn thấy những chiếc "gai xương" mọc ra ở phần dưới gót chân. Đây cũng là nguyên nhân khiến người bệnh cảm thấy đau thốn khi bước đi.   

Ban đầu, cơn đau chỉ xuất hiện chóng vánh, nhẹ nhàng nhưng nếu không điều trị kịp thời thì sẽ ngày càng nghiêm trọng và tần suất đau càng dày đặc. Lâu dần, cơn đau lan rộng ra các khu vực khác quanh mắt cá chân. Gai gót chân còn có thể gây ra phù chân gây mất thẩm mỹ và cản trở người bệnh rất nhiều trong sinh hoạt thường ngày.     

2. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh gai gót chân xuất hiện do tình trạng viêm gót lâu ngày. Khi gót chân bị tổn thương, canxi tích tụ nhiều hơn cơ chế hoạt động bình thường làm mọc "gai xương" gây bệnh. 

Tình trạng tăng cân, béo phì làm tăng áp lực nâng đỡ của đôi chân cũng là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh gai gót chân.

Ngoài ra, khi chân hoạt động liên tục trên địa hình cứng hoặc khi đôi chân chịu sự chèn ép từ trên xuống trong thời gian dài làm yếu gân cơ gây ra các chấn thương. Nếu không được điều trị đúng cách khiến gót bị viêm lâu ngày sẽ hình thành chứng gai gót chân.

3. Gai gót chân gây ra những phiền toái gì?

Bệnh gai gót chân có tác động tiêu cực rất lớn đến sức khoẻ và khả năng vận động nhưng có nhiều người chủ quan cho rằng bệnh sẽ tự khỏi, không đi thăm khám và khắc phục triệu chứng đau nhức ngay những lần đầu tiên khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Thậm chí, gai gót chân có thể khiến người bệnh mất khả năng vận động vì khi đi lại nhiều hoặc đổi tư thế vận động, cơn đau ở gót chân sẽ ngày càng dữ dội khiến nười bệnh không thể bước tiếp.

Thay đổi tư thế đột ngột thay đổi tư thế làm bộc phát gai gót chân

Khi bước đi trên bề mặt cứng, người bị gai gót chân phải kiễng chân hoặc co chân lên để giảm bớt đau đớn. Vì vậy, tư thế và dáng đi của người bệnh cũng bị "biến dạng" làm mất thẩm mỹ và sự tự tin khi giao tiếp.

Gai gót chân có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như suy giãn tĩnh mạch chi dưới, thoái hoá điểm bám gân gót ảnh hưởng đến dây thân kinh toạ, vùng hông, cơ bắp chân và cột sống.

4. Phương pháp điều trị gai gót chân

Người bị gai gót chân khi chơi thể thao cần thực hiện các bài tập khởi động kỹ trước khi tập luyện, thực hiện các động tác kéo căng nhẹ nhàng.

Không mang vác vật quá nặng trong thời gian dà. Phụ nữ cần hạn chế mang giày cao gót đi lại quá nhiều để giảm tình trạng đau do gai gót chân.

Duy trì cân nặng cơ thể hợp lý. Cần có chế độ ăn uống khoa học với các thực phẩm tốt cho bàn chân. Tránh tình trạng tăng cân đột ngột gây nhiều tác động không tốt lên bàn chân làm bệnh gai gót chân càng thêm nặng. 

Thường xuyên thực hiện các bài tập vật lý trị liệu, bài tập thư giãn. Người bệnh nên thực hiện các động tác nhẹ nhàng nhưng đều đặn; massage vùng gai gót chân sau khi lần tập.

Massage vùng gai gót chân giúp giảm đau gót chân

Tuyệt đối không nên đi chân đất hoặc mang giày dép đế bằng phẳng hay quá cứng làm cho bệnh gai gót chân thêm nặng. Người bệnh nên chọn các loại đế lót hoặc giày dép y khoa có đế nâng cao vòm, ôm lòng bàn chân tạo cảm giác dễ chịu. Loại giày/ dép hoặc  đế lót này phải có thiết kế đặc biệt hơn để nâng đỡ cung bàn chân, điều chỉnh và giảm áp lực phân bổ lên bàn chân giúp tăng cường máu lưu thông, làm giảm các triệu chứng do bệnh gai gót chân.

Sử dụng lót giày hoặc giày dép y khoa trong sinh hoạt thường ngày cũng là cách giúp người bệnh gai gót chân đi lại dễ dàng, cơn đau thuyên giảm đáng kể. Đây cũng là cách được các chuyên gia xương khớp khuyên dùng để có sự kết hợp trị liệu thích hợp nhất giúp nâng đỡ vòm bàn chân, hỗ trợ điều trị giúp người bệnh gai gót chân nhanh chóng hồi phục, lấy lại được sức khỏe bàn chân.

>>> Xem thêm các lợi ích lót giày y khoa cho sức khỏe bàn chân <<< 

 

← Bài trước Bài sau →