ĐO CHÂN MIỄN PHÍ VỚI CÔNG NGHỆ CẢM ỨNG MỸ ISTEP

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA BÀN CHÂN BẸT CHO TRẺ NHỎ TẠI NHÀ

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA BÀN CHÂN BẸT CHO TRẺ NHỎ TẠI NHÀ

Là một người phụ nữ gia đình, bạn mong muốn sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình luôn ở trạng thái tốt nhất.

Đặc biệt đối với những trẻ nhỏ đang trong giai đoạn hình thành và phát triển xương cốt. Bạn không muốn con mình bị những dị tật bàn chân vẫn hay xuất hiện ở trẻ em.

Vậy đâu là cách bạn kiểm tra xương chân của trẻ có bị hội chứng bàn chân bẹt hay không? 

Hãy tham khảo và đúc kết cho mình kinh nghiệm chăm sóc trẻ ngay hôm nay nhé!

Bàn chân bẹt hội chứng thường xuất hiện ở trẻ em là gì?

Hội chứng bàn chân bẹt hay còn tên gọi khác là bàn chân phẳng, nó chính là một sự thay đổi trong hình dạng bàn chân, trong đó chân của bạn sẽ không có vòm bình thường khi đứng.

Hội chứng này do cung dọc của bàn chân có hiện tượng sụp xuống và trải phẳng vì thế làm cho gần như toàn bộ bàn chân tiếp xúc một cách trực tiếp với mặt đất.

Đối với tất cả những trẻ em sơ sinh đều có bàn chân không có vòm, phải đến khi trẻ 2 đến 3 tuổi, vòm chân lúc này mới được hình thành. Cùng với hệ thống dây chằng, vòm bàn chân giúp cho chúng ta có thể chịu lực, cân bằng đi đứng nhẹ nhàng và thoải mái. Chính vì thế, ở giai đoạn nhạy cảm này các mẹ hãy đặc biệt lưu ý đến vòm chân của trẻ nếu bạn không muốn con của mình bị hội chứng bàn chân bẹt này.

Hội chứng bàn chân bẹt này do đâu?

Bàn chân bẹt thường xuất hiện bởi một số nguyên nhân sau.

  • Do bẩm sinh: điều này là yếu tố di truyền từ bố mẹ, thông thường khi bố hoặc mẹ có hội chứng này thì trẻ nhỏ cũng sẽ có khả năng bị bàn chân bẹt.

  • Thói quen cũng chính là một trong những yếu tố khách quan tạo nên hội chứng này. Vì ít vận động, hoặc thích đi chân đất, dép bệt, hoặc những đôi giày dép có thiết kế thiếu nâng đỡ hỗ trợ vòm chân từ khi còn nhỏ vì thế không thể hình thành vòm chân khiến chân của bạn bị mắc hội chứng bàn chân bẹt.

  • Không chỉ vậy, một số bệnh lý có liên quan đến vấn đề thần kinh, béo phì, những căn bệnh đái tháo đường, người cao tuổi hoặc phụ nữ đang mang thai cũng là một trong những yếu tố làm tang nguy cơ khiến bạn mắc phải hội chứng bàn chân bẹt này.

Phương pháp kiểm tra bàn chân bẹt cho trẻ nhỏ đơn giản tại nhà.

Hội chứng này nhìn có vẻ không mấy tác hại nhưng thực chất nó tác động rất nhiều lên đôi chân của bạn hằng ngày. Gây biến dạng cho hệ xương khớp, làm lệch cột sống khiến dáng đi của bạn trở nên xấu hơn, khả năng vận động chậm hơn và nhiều hệ lụy khác. Vì thế việc kiểm tra bàn chân của bạn có bị bẹt hay không là điều quan trọng đặc biệt là đối với trẻ em nhỏ.

Trong độ tuổi hình thành xương ở trẻ nhỏ khoảng 2-3 tuổi, cha mẹ hãy cực kỳ lưu ý đến quá trình tập đi của trẻ. Trẻ có xu hướng mắc hội chứng bàn chân bẹt khi có khuynh hướng áp cạnh trong của bàn chân xuống đất, bạn có thể kiểm tra đơn giản bằng 4 cách sau:

  • Cách 1: làm ướt chân trẻ bằng nước màu sau đó yêu cầu trẻ đặt bàn chân in lên tờ giấy để có thể nhìn rõ nốt in. Nếu dấu chân của trẻ trên bề mặt in là cả bàn chân thì khả năng là trẻ đã mắc hội chứng này, tuy nhiên hình in có một khoảng trống nhỏ (vòm cong) thì cha mẹ có thể yên tâm.

  • Cách 2: Dẫm chân lên cát và kiểm tra đơn giản như cách 1 từ hình bàn chân in trên cát của trẻ.

  • Cách 3: Cha mẹ có thể dừng trực tiếp ngón tay của mình đặt xuống dưới bàn chân của trẻ khi trẻ đứng trên một mặt phẳng. Nếu bạn không thể luồn được vào gan bàn chân của trẻ thì trẻ đã bị bàn chân bẹt – hội chứng dị tật bàn chân ở trẻ.

  • Hoặc hiện đại và chắc chắn hơn bạn có thể sử dụng máy đo isteps.  Máy này sẽ giúp bạn  xác định vòm bàn chân của bạn đang mắc căn bệnh gì hoặc những vị trí đau mỏi mà bạn đang mắc phải để bạn có phương pháp điều trị thích hợp không chỉ cho bạn mà cả mọi thành viên trong gia đình bạn.

Nếu con trẻ của bạn bị mắc hội chứng bàn chân bẹt thì bạn cũng đừng quá lo lắng bởi vì phát hiện càng sớm vấn đề sẽ càng dễ giải quyết hơn.

Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để tạo vòm chân cho trẻ, tuy nhiên việc sử dụng lót giày y khoa bàn chân bẹt Spenco chỉnh hình để tạo vòm chân cho trẻ, bên cạnh đó sẽ giúp nâng đỡ và hạn chế được các chấn thương vận động cho trẻ cách an toàn nhất.

Đế lót giày y khoa Spenco với công nghệTotal Support® là dụng cụ hỗ trợ chức năng cơ học của bàn chân là cách hiệu quả nhất để đối phó với chứng quay sấp quá mức của bàn chân và khớp cổ chân. 

lót giày y khoa bàn chân bẹt Spenco làm việc bằng cách giữ các khớp ở đúng vị trí trung lập, giảm thiểu sự sai lệch khớp; giúp  vị trí các khớp xương bàn chân và khớp gối, khớp thắt lưng được ổn định khi di chuyển. Bước tiến của người có bàn chân bẹt không bị quay cuộn vào trong hoặc cuộn ra ngoài quá mức. Vì vậy, lót giày y khoa nâng chỉnh cấu trúc từ gốc rễ phần dưới xương bàn chân, giúp giảm nguy cơ thoái hóa khớp cổ chân, khớp đầu gối, khớp háng và giảm sai lệch cột sống...

Hãy tích góp thêm kinh nghiệm và trở thành người phụ nữ chăm sóc gia đình tuyệt vời nhất cùng với Steps bạn nhé!



← Bài trước Bài sau →