ĐO CHÂN MIỄN PHÍ VỚI CÔNG NGHỆ CẢM ỨNG MỸ ISTEP

5 Lưu ý trong chăm sóc bàn chân khi luyện tập thể dục thể thao

5 Lưu ý trong chăm sóc bàn chân khi luyện tập thể dục thể thao

Cuộc sống tích cực khởi đầu từ đôi bàn chân khoẻ mạnh, tạo động lực để vượt qua những thử thách. Dù bạn đang bận rộn với các dự án công việc, thói quen hàng ngày hay luyện tập, thì đôi chân khỏe mạnh chính làbảo hiểm của bạn để duy trì sức khỏe, khả năng vận động và thể lực. Được tạo thành từ một hệ thống xương, gân và cơ phức tạp, đôi chân của bạn hàng ngày phải hoạt động rất nhiều vì thế chúng cần được bảo vệ để hạn chế những cơn đau gây ảnh hưởng đến vận động.

1. Chọn giày dép vừa vặn nhất

52 xương trong cơ thể con người nằm ở bàn chân và mắt cá chân, nên việc chọn giày dép phù hợp và cókhả năng bảo vệ tốt cho hệ thống phức tạp ấy là điều tối quan trọng. Nếu một khu vực trở nên căng thẳng, nó có thể gây ra phản ứng dây chuyền của các vấn đề dẫn đến chân và thậm chí là cột sống. Nguyên tắc chung cho giày dép được cho là vừa vặn.

Những yếu tố quan trọng cần có trong giày dép:

  • Hỗ trợ cho banh bàn chân của bạn: khi bạn vận động trong thời gian dài, phần banh của bàn chân của bạn rất dễ bị đau, giày dép có sự hỗ trợ tốt ở vị trí này sẽ ngăn chặn vấn đề đó.
  • Êm ái, mềm mại,có cup gót sâu
  • Phần đế được thiết kế phù hợp với cấu trúc sinh học của bàn chân, có hỗ trợ vùng vòm bàn chân,cung cấp khả năng hấp thụ sốc hiệu quả.
  • Lớp đệm giảm áp lực và cấu trúc định hướng vận động
  • Đệm tốt giúp ngăn ngừa mỏi chân khi bạn phải đi bộ trong nhiều giờ hoặc khi bạn phải đi bộ hoặc đứng trên bề mặt cứng.

2. Làm sạch, lau khô và kiểm tra bàn chân hàng ngày

Một chế độ chăm sóc chân tốt bao gồm việc làm sạch chân cẩn thận. Sau ngày dài vận động hãy làm sạch từng chi tiết ký lưỡng để đảm bảo bàn chân luôn sạch sẽ và an toàn, tránh tình trạng nhiễm khuẩn hay gây mùi hôi.

Sau khi vệ sinh bạn nên lau khô bàn chân, trong quá trình lau khô cần kiểm tra tất cả các bộ phận của bàn chân và mắt cá chân của bạn, tìm dấu hiệu bất thường và các điểm đau. Nhiều tình trạng bệnh lý bàn chân có thể điều trị dễ dàng khi được phát hiện sớm.

Một lưu ý khi dưỡng ẩm cho da chân là bạn không nên dưỡng ẩm quá nhiều ở phần kẽ chân vì độ ẩm có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn.

3. Sử dụng giày dép chuyên dụng cho từng hoạt động

Địa hình và tính chất khác nhau ở từng loại hoạt động sẽ khiến bàn chân gặp căng thẳng ở các vị trí khác nhau. Giày được thiết kế chuyên dụng sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát chuyển động và tốc độ của mình, đặc biệt là khi tập thể dục, thể thao. Yếu tố quan trọng là đệm và hỗ trợ vòm để bạn cảm thấy ổn định và thoải mái và đôi chân của bạn luôn thoải mái, khoẻ mạnh.

Điều này có vẻ hiển nhiên nhưng đôi khi chúng ta thường chọn một đôi giày cho hầu hết các hoạt động và không chý ý đến việc sử dụng giày dép chuyên dụng.

Thị trường giày dép hiện nay  cung cấp nhiều loại giày dép thiết kế phù hợp với đặc điểm của từng hoạt động khá phải chăng. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy tại Hệ thống Giày dép sức khoẻ Steps.

4. Mang vớ chống vi khuẩn gây mùi, giảm mồ hôi chân

Bàn chân ra mồ hôi rất nhiều ngay cả khi bạn không vận động nhiều, và khi vận động thì nó lại càng tiếtnhiều hơn. Chất liệu bông mang lại rất nhiều sự thoải mái nhưng nó khiến chân trở nên khá ẩm ướt, tuynhiên nếu trong thời tiết lạnh thì đây là lựa chọn tốt. 

Loại vớ tốt nhất là loại có khả năng hút ẩm và thoáng khí. Chất liệu vải và chất liệu thay thế cho cotton như len Merino, có khả năng chống vi khuẩn, thoáng khí và giữ ấm tự nhiên; polyester khô nhanh và thấm nước.

Bạn có thể thao khảo sản phẩm vớ cao cấp tại Hệ thống cửa hàng giày dép sức khoẻ Steps.

5. Bài tập chân đơn giản

Để có một đôi chân khoẻ mạnh tất nhiên ngoài chăm sóc bên ngoài thì những bài tập giúp các cơ và xương khớp chân cũng là điều cần. Do đó, những bài tập cơ bản tại nhà có thể giúp xua tan mệt mỏi và chấn thương. Để biết ví dụ và hướng dẫn chi tiết hơn, hãy xem qua hướng dẫn tập luyện của chúng tôi.

← Bài trước Bài sau →