Cách phòng và điều trị bệnh đau viêm cơ bắp chân
- Người viết: STEPS 2020 lúc
- Cách chăm sóc bàn chân khoẻ mạnh
- - 0 Bình luận
Bệnh đau viêm cơ bắp chân là tình trạng bắp chân bị đau nhức, hay mỏi hoặc nặng chân. Biểu hiện của tình trạng này là xuất hiện các cơn đau trong bắp thịt chứ không phải cảm giác đau trong xương. Những cơn đau này có thể xuất hiện gây đau vào cuối ngày hoặc cũng có thể rơi vào các thời điểm khác nhau trong ngày.
1/ Những ai có thể dễ bị bệnh đau viêm cơ bắp chân
Những đối tượng thường ít vận động thể dục thể thao, phải thường xuyên làm việc trong môi trường đứng nhiều hoặc phải ngồi lâu một chỗ trong suốt thời gian làm việc như nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng, nhân viên y tế, giáo viên, công nhân... hoặc những người thường xuyên phải hay ngồi hàng giờ thực hiện xếp bằng, quỳ gối, ngồi lên bắp chân như những người tu hành...
2/ Nguyên nhân gây ra bệnh đau viêm cơ bắp chân
- Có thể liệt kê một số trường hợp nguyên nhân như tình trạng suy tĩnh mạch, bị đau nhức khớp gối do nguyên nhân thoái hoá mạn tính, đau nhức do bị tổn thương chức năng thần kinh ngoại biên và có thể là do bị bệnh lý động mạch... Đặc biệt trường hợp bệnh lý suy tĩnh mạch là tình trạng phổ biến nhất với những biểu hiện bệnh lý khá đặc trưng.
- Tình trạng bị đau nhức cơ bắp chân thường hay xuất hiện vào cuối ngày làm việc, nguyên nhân là do phải thường làm việc đứng lâu hoặc ngồi nhiều ít vận động thì rất có thể bị suy tĩnh mạch ở giai đoạn sớm.
Đau nhức cơ bắp chân thường do phải đứng làm việc lâu
- Đặc biệt, nếu như các biểu hiện đau cơ bắp chân trên cứ lặp đi lặp lại nhiều lần: tối đêm ngủ gác chân cao thì đến sáng sớm lại hết đau, nhưng sang ngày hôm sau khi càng về chiều cuối ngày làm việc thì lại càng cảm thấy tình trạng mỏi chân, nặng chân, phù chân hoặc đau nhức chân... thì gần như chắc chắn là đã bị bệnh suy tĩnh mạch, cần nên đi khám bác sĩ chuyên khoa mạch máu để xác định chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.
3/ Cách phòng và điều trị khi bị bệnh đau viêm cơ bắp chân
- Thường xuyên đấm bóp, massage cơ bắp chân là những cách có lợi cho tĩnh mạch. Không nên thoa dầu nóng vì thoa dầu nóng chỉ có tác dụng làm giảm cảm giác đau nhức tức thời, trong khi đó tác dụng của sức nóng của dầu gây ra lại làm cho việc tĩnh mạch ngày càng dãn thêm ra, do đó dẫn đến tình trạng bệnh càng một nặng thêm, việc ứ đọng máu càng nhiều hơn.
- Phải thường xuyên tập thể dục đi bộ, các bác sĩ khuyên người bệnh thường xuyên nên đi bộ tốt cho sức khỏe và chứng đau viêm cơ bắp chân. Người bệnh nhớ thực hiện các bài tập khởi động thật kỹ trước khi đi bộ nên điều đặn tập mỗi ngày, người bệnh sẽ thấy tình trạng đau bàn chân, cơ bắp chân giảm đi rất rõ rệt.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng nên bổ sung cung cấp các loại thực phẩm giàu chất xơ, protein, vitamin E, các khoáng chất như canxi, magie,… vào thực đơn dinh dưỡng ăn uống hàng ngày.
- Người bệnh nên có thời gian chế độ làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh điều này sẽ khiến cơ bắp chân dễ xuất hiện đau nhức trở lại.
- Người bệnh nên chọn giày dép y khoa hoặc lót giày y khoa chỉnh hình tốt cho sức khỏe, nâng đỡ vòm chân và phân phối áp lực đồng điều hơn giúp giảm đau viêm cơ bắp chân.
- Nếu có hút thuốc lá thì hãy lập tức bỏ ngay. Các thành phần hỗn hợp chất nicotine trong thuốc lá thường khiến máu khó lưu thông đến cơ bắp, làm giảm lưu lượng dưỡng khí trong máu đi nuôi cơ thể sẽ gây ra tình trạng gây ra đau nhức
- Chú ý đến chỉ số huyết áp và định mức cholesterol. Những bệnh thường liên quan đến máu đều có liên quan đến 2 chỉ số này. Người bệnh nên thường xuyên khám định kỳ đến bác sĩ đo tình trạng huyết áp và cholesterol máu. Xin nhớ rằng việc đau viêm cơ bắp chân chỉ là một triệu chứng, sự nguy hiểm nằm ở hai chỉ số quan trọng là huyết áp và Cholesterol.
Xem thêm sản phẩm >> dành cho đau bàn chân
Viết bình luận