ĐO CHÂN MIỄN PHÍ VỚI CÔNG NGHỆ CẢM ỨNG MỸ ISTEP

Bệnh đau gót chân khám ở đâu thì tốt nhất ?

Bệnh đau gót chân khám ở đâu thì tốt nhất ?

  • Tình trạng bị đau gót chân trái của người bệnh rất có thể là do nguyên nhân của quá trình tập luyện thể thao quá sức, hoặc đi đứng quá nhiều gây ra các vấn đề chấn thương ở gót bàn chân, hoặc việc chạy tập thể dục mà mang giày không thực hiện đúng cách cũng dẫn đến các chấn thương ở gót bàn chân
  • Hay người bệnh đã có tiền sử bị chấn thương đau ở gót chân trái do khi chạy nhảy chơi bóng rổ. Mặc khác, cũng xuất hiện nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau gót chân trái như đau viêm gai bàn chân, đau gai gót chân, viêm ở nơi bám gân gót.
  • Nếu như người bệnh không kịp thời điều trị sớm đau gót chân , tình trạng bệnh có thể trở thành nghiêm trọng như một căn bệnh mãn tính. Nặng hơn người bệnh không thể thực hiện các hoạt động thể thao, vận động chạy nhảy yêu thích.
  • Ngoài ra, người bệnh có thể bị phát sinh thêm các bệnh lý của bàn chân như đau đầu gối, đau hông hoặc do tình trạng đau trong việc đi lại có thể thay đổi dáng đi của người bệnh.

Bệnh đau gót chân trái khám ở đâu?

     Việc đầu tiên, người bệnh hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác tình trạng nguyên nhân gây ra bệnh đau gót chân trái là gì để từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Một số trung tâm y khoa khám chữa bệnh đau gót chân trái tại Tp.HCM bạn nên biết:

  1. Bệnh Viện  Đa Khoa Vạn Hạnh: 700 Sư Vạn Hạnh, P12, Quận 10.
  2. Bệnh viện Đại Học Y Dược: 215 Hồng Bàng, Quận 5.
  3. Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương: 468 Nguyễn Trãi, P8, Quận 5.
  4. Bệnh Viện FV: 6 Nguyễn Lương Bằng, Phường Tân Phú, Quận 7
  5. Phòng Khám Cơ Xương Khớp BS. Lĩnh: 491/42 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3
  6. Phòng khám Y Học Thể Thao Bà Hạt: 529-531 Bà Hạt, P8, Quận 10.
  7. Phòng Khám Xương Khớp Việt: 24/2 Đoàn Thị Điểm, P1, Quận Phú Nhuận.
  8. Phòng Khám Mỹ Quốc: 40/9 Nguyễn Văn Đậu, P9, Quận Bình Thạnh.

     Bên cạnh đó, người bệnh cần chủ động phòng tránh cũng như việc điều trị đau gót chân trái, cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây:

  • Phải lên kế hoạch thực hiện việc nghỉ ngơi, không làm việc quá sức, tập những bài tập vật lý trị liệu thực hiện kéo dãn gân gót chân và cân gan chân. Nên mang các loại giày dép y khoa có cấu tạo mềm, có thiết kế miếng nâng đỡ vòm chân hoặc lót giày silicone dưới gót chân mang lại hiệu quả lâu dài.
  • Người bệnh cũng có thể dùng cách thực hiện việc chườm đá vào vùng đau trong 15 phút , ngày 3 hoặc 4 lần để giảm dần các triệu chứng đau nhức vùng bị đau.
  • Mang giày dép y khoa mềm hay miếng lót giày y khoa có thiết kế có đế mềm giúp hỗ trợ nâng đỡ lõm chân, thả lỏng gót chân giảm bớt trọng lực của cơ thể. hoặc lót giày silicon dưới gót chân giúp nâng đỡ chân bước đi êm ái.

 

Cấu tạo của một dép y khoa giúp giảm đau gót chân

  • Tập những bài tập vật lý trị liệu là giải pháp điều trị tốt nhất cho bệnh viêm cân gan chân.Tập đều đặn có thể giúp kéo giảm tình trạng căng vùng cân gan bàn chân của người bệnh giảm xuống cho đến khi tình trạng viêm ban đầu từ từ bớt đau dần .
  • Song song với những việc trên, người bệnh nên bổ sung thêm các vi lượng và khoáng chất mà cơ thể thiếu hụt như canxi, sắt và các vitamin nhóm B (B1,B2,B6) nhằm giúp giảm đau lên cơ xương khớp, dây thần kinh và tránh các biến chứng thần kinh, thực hiện việc tăng cường lưu thông máu đến các chi và bảo vệ dây thần kinh. 
Xem thêm sản phẩm >> dành cho đau gót chân

 

← Bài trước Bài sau →