Người bị thoái hóa cột sống có nên đi bộ không?
- Người viết: Tô Thị Thảo Uyên lúc
- Cách chăm sóc bàn chân khoẻ mạnh
- - 1 Bình luận
Thoái hóa cột sống có nên đi bộ không là thắc mắc chung khi nhiều người bệnh vẫn có quan niệm khi mắc bệnh cột sống thì nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động nhiều nhất có thể. Vậy thoái hóa cột sống có nên đi bộ không? Hãy cùng đi tìm câu trả lời thông qua bài viết sau.
Thoái hóa cột sống và vấn đề di chuyển
Thoái hóa cột sống là một tình trạng mà trong đó các đĩa đệm cột sống thoái hóa theo thời gian, không thể tránh khỏi khi tuổi tác càng tăng. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều bạn trẻ có nguy cơ bị thoái hóa cột sống sớm do tư thế sai trong sinh hoạt, làm việc và thói quen ít vận động.
Thực tế, nhiều người bệnh vẫn có quan niệm khi mắc bệnh cột sống thì nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động nhiều nhất có thể. Tuy nhiên, đây thực sự là quan niệm sai lầm, có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Người bị bệnh cột sống nên dành thời gian nghỉ ngơi hằng ngày, nhưng cần có thêm chế độ vận động, luyện tập thể dục phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ để các cơ tránh bị co cứng.
Thoái hóa cột sống có nên đi bộ không?
Đi bộ là một trong những bộ môn thể thao nhẹ nhàng nhưng đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Người bị thoái hóa cột sống vẫn có thể đi bộ, nhưng chỉ với mức độ nhẹ nhàng và vừa phải. Nếu tuân thủ đúng nguyên tắc, bệnh nhân sẽ thấy phương pháp tập luyện này vô cùng tuyệt vời. Cùng điểm qua một số lợi ích của đi bộ đối với thoái hóa cột sống:
- Tăng cường sức mạnh hệ cơ bắp và gân cốt, nhất là khu vực thắt lưng. Nhờ đó mà cột sống luôn được duy trì ở tình trạng ổn định.
- Máu được lưu thông một cách dễ dàng do các khớp đã trở nên linh động hơn khi được vận động. Nhờ đó mà cột sống và các đĩa đệm sẽ trở nên khỏe mạnh hơn.
- Việc đi bộ hàng ngày còn giúp cơ thể loại bỏ được các toxin- tác nhân chủ yếu gây ra hiện tượng cứng khớp. Từ đó sẽ giúp cho các khớp xương ở vùng cột sống trở nên linh hoạt hơn.
- Việc đi bộ còn giúp cho các đốt xương và cơ thêm phần dẻo dai, hạn chế tình trạng cứng khớp một cách hiệu quả.
Mặc dù việc đi bộ đem đến tác dụng khá tốt trong việc giúp các khớp xương trở nên linh hoạt hơn nhưng bộ môn này chỉ thực sự phù hợp với những trường hợp bệnh đang ở giai đoạn đầu. Hơn thế nữa, bạn nên đi bộ với tần suất vừa phải, các động tác cần nhẹ nhàng, tránh hoạt động quá mạnh. Nếu tình trạng thoái hóa đã trở nặng, bạn không nên đi bộ. Bởi lẽ sẽ khiến cho hệ xương khớp chịu sự tổn thương và rất dễ bị bại liệt.
Nguyên tắc đi bộ
Bệnh nhân bị thoái hóa cột sống khi áp dụng bài tập đi bộ cần lưu ý một số nguyên tắc sau:
- Vận động nhẹ nhàng trước khi đi bộ: nên dành ra 5 phút trước khi bắt đầu để khởi động và làm nóng cơ thể. Như vậy, vừa tránh được hiện tượng chuột rút vừa giúp cơ thể làm quen với sự vận động hơn.
- Tư thế khi đi bộ: giữ lưng thẳng, không bị gù, đầu giữ thẳng, tay đánh nhẹ nhàng theo nhịp di chuyển. Cơ thể thả lỏng hoàn toàn khi di chuyển, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái nhất có thể.
- Trong khi đi bộ: giữ hơi thở đều, nhịp nhàng. Người bệnh nên bắt đầu đi với tốc độ chậm rồi tăng dần theo thể trạng của cơ thể.
- Thời gian đi bộ mỗi ngày: Nên kéo dài chỉ từ 30 – 35 phút mỗi ngày và không nên tập luyện quá sức.
- Thời điểm đi bộ: nên tập vào buổi sáng hoặc chiều tà và lựa chọn không gian trong lành, thoáng mát như đường công viên, dọc bờ sông, sân khu chung cư,…
Những điều bạn cần chuẩn bị trước khi đi bộ
- Bạn nên tham khảo với bác sĩ của mình về các bài tập đi bộ để được cho lời khuyên chuyên môn nhằm hỗ trợ tình trạng thoái hóa cột sống và ngăn ngừa thương tích.
- Bạn nên chuẩn bị các trang thiết bị thích hợp, nhất là giày và quần áo thích hợp. Một đôi giày đi bộ thoải mái và có lót giày y khoa chuyên dụng, chân và bàn chân của bạn sẽ được hỗ trợ tối đa để tránh tình trạng đau đớn và khó chịu trong quá trình đi hoặc sau khi đi.
Lót giày y khoa dành cho người đi bộ Spenco Walk Runner giúp phòng ngừa các chấn thương thể thao không đáng có cho vận động viên. Đồng thời xua tan các cơn đau bàn chân, đau gót chân, viêm cân gan chân, đau đầu gối, đau bàn chân bẹt, đau mắt cá, gai gót chân... Hoàn năng lượng tăng thành tích thể thao.
Thiết kế dựa trên công nghệ Total Support nổi tiếng hỗ trợ bàn chân nâng vòm linh hoạt, kết hợp khung đệm chuyển động dạng sóng - nâng đỡ vòm chân theo chuyển động từng bước chân làm giảm áp lực lê toàn bàn chân, tăng hiệu suất vận động, giảm đau mỏi hiệu quả.
- Đệm SpenCore cao cấp siêu nhẹ, chống mài mòn tăng tuổi thọ đôi lót, hấp thu sốc tốt, bảo vệ gót và banh bàn chân.
- Khung đỡ vòm hỗ trợ chuyển động của lòng bàn chân tăng khả năng nâng đỡ vòm chân, giảm va chạm vào gót chân khi di chuyển.
- Đệm lõm cùng Cups gót có chức năng giữ vững gót chân, ổn định trục cổ chân, mắt cá đồng thời phòng tránh chấn thương khi di chuyển (tránh lật cổ chân, mắt cá).
- Đệm metatasol giúp nâng đỡ vòm giữa, chuyển áp lực, giảm căng thẳng, tê mỏi chân.
- Lớp vải bề mặt co giãn bốn chiều phủ hoạt chất kháng khuẩn silpure tránh phồng rộp chân và giảm mùi hôi.
- Lót có thể sử dụng với các loại giày chạy bộ, giày thể thao, giày form rộng, ...
- Bạn cần chọn một địa điểm tốt để đi bộ, nên ưu tiên công viên hơn là phòng tập thể hình. Các công viên thường có không gian và không khí trong lành, tạo nên môi trường tuyệt vời để đi bộ. Bạn có thể hít thở oxy trong lành cùng với thư giãn tâm trí và cơ thể trong lúc đi bộ.
- Nên ăn nhẹ trước khi tập luyện, tránh để bụng rỗng bởi sẽ khiến cho dạ dày bị đau.
- Thời gian thích hợp để chạy bộ, đi bộ là vào buổi sáng sớm và chiều tối. Thời gian tối đa cho mỗi lần tập là từ 20 đến 30 phút.
Những lưu ý trong đi bộ và chạy bộ cho người thoái hóa cột sống
Người bệnh thoái hóa cột sống hoàn toàn có thể áp dụng tập luyện mỗi ngày, song cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Tuy là một bộ môn thể thao có lợi cho sức khỏe xương nhưng chỉ người bị thoái hóa cột sống ở giai đoạn ban đầu, khi diễn tiến bệnh ở mức độ nhẹ nên áp dụng luyện tập.
- Trong quá trình luyện tập, nếu thấy dấu hiệu đau cột sống gia tăng thì cần dừng tập ngay, đồng thời đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kịp thời.
- Ngoài đi bộ, bệnh nhân có thể tham khảo kết hợp cùng các bài tập phù hợp với người bị thoái hóa cột sống như tập yoga, bơi lội, tập dưỡng sinh,…
- Đi bộ chỉ là phương pháp hỗ trợ cho việc điều trị hiệu quả hơn. Bệnh nhân vẫn cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ đã chỉ định, kết hợp cùng luyện tập hàng ngày để đạt được kết quả khả quan hơn.
- Nên được thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bản thân.
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh stress và căng thẳng làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
- Xây dựng lối sống lành mạnh và ăn uống khoa học với đầy đủ dưỡng chất tốt cho xương khớp trong suốt quá trình điều trị.
- Bệnh nhân bị béo phì không nên đi bộ, bởi như vậy sẽ gây áp lực lớn lên xương khớp, đặc biệt là khớp gối khiến bệnh trầm trọng hơn. Thay vào đó, nên thay thế bằng bài tập bơi lội.
Thoái hóa cột sống là căn bệnh nguy hiểm nên việc luyện tập thể dục thể thao rất cần thiết để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp. Tuy nhiên, bạn nên áp dụng đúng các kỹ thuật để có kết quả tập luyện tốt nhất.
>>> Có thể bạn quan tâm:
Viết bình luận
Bình luận
Leona 06/10/2021