Bệnh nhân viêm khớp mắt cá chân cần tránh những gì trong sinh hoạt?
- Người viết: Tô Thị Thảo Uyên lúc
- Đau mắt cá chân
Bệnh viêm khớp mắt cá chân khiến bạn bị đau nhức ảnh hưởng đến khả năng vận động. Đây là một bệnh về khớp thường gặp mà hậu quả để lại rất nghiêm trọng. Người bệnh viêm khớp mắt cá chân cần lưu ý những thói quen sau đây để giảm gánh nặng cho khớp, hạn chế các cơn đau nhức, tê cứng khớp.
Chế độ dinh dưỡng thừa năng lượng, gây tăng cân
Thừa cân, béo phì là nguyên nhân chính dẫn đến một số bệnh lý về xương khớp. Vì khi trọng lượng cơ thể vượt quá giới hạn cho phép sẽ gia tăng áp lực lên khớp, đặc biệt là những khớp ở chân, tác động xấu đến sụn và xương dưới sụn khi bạn đi, đứng, chạy, nhảy.
Giữ cân nặng ở mức hợp lý để giảm áp lực cho khớp
Vì thế, mỗi người nên xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng khoa học. Tránh những thực phẩm chế biến sẵn, món ăn nhiều dầu mỡ động vật, hạn chế uống rượu, bia, nước có ga, đồ ăn nhiều đường, không hút lá,… Bởi chúng có thể khiến cho cân nặng của bạn tăng đột ngột. Người bệnh cần ăn uống cân bằng, đủ chất, cố gắng duy trì cân nặng ở mức hợp lý để giảm gánh nặng cho hệ xương khớp, trong đó có khớp mắt cá.
Mang giày không vớ gây nấm chân dẫn đến nhiễm trùng khớp
Thói quen mang giày không vớ, đặc biệt là ở nam giới rất dễ gây nấm chân từ đó có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng, ảnh hưởng xấu đến bệnh viêm khớp mắt cá chân.
Những đôi giày tây, giày thể thao của phái mạnh thường có thiết kế kín, chất liệu dày, không tạo được sự thông thoáng, rất dễ ra mồ hôi chân khi mang. Hơn nữa, những đôi giày dạng này rất ít được giặt sạch nên chứa nhiều vi khuẩn. Vì thế, với những người có thói quen mang giày không mang vớ có nhiều nguy cơ bị nấm chân dẫn đến nhiễm trùng. Khi ấy, phần khớp cổ chân vốn đã bị viêm giờ càng tổn thương nặng hơn.
Ngoài ra, người bệnh viêm khớp mắt cá chân có thể sử dụng lót giày y khoa thay cho lót giày hiện tại. Đây cũng là một cách giúp hỗ trợ cho người bệnh đau mắt cá chân đi lại dễ dàng ít phải đau hơn và là giải pháp trị liệu thích hợp nhất giúp phân phối áp lực đồng điều hơn, hỗ trợ điều trị bệnh đau mắt cá chân nhanh chóng hồi phục.
Mang giày chật, giày cao gót gây chèn ép khớp
Những đội giày chật, không đúng kích cỡ khiến đôi chân của bạn bị bó buộc, các ngón chân, mắt cá chân bị chèn ép sẽ gây ra các cơn đau nhức. Trong khi đó, giày cao gót làm gia tăng áp lực lên bàn chân, cản trở sự lưu thông máu gây đau, nhức mỏi.
Vì thế, khi đã bị viêm khớp mắt cá chân, bạn cần hạn chế tối đa mang giày chật, giày cao gót để giảm gánh nặng cho khớp đang bị thương.
Người bệnh nên chọn giày dép y khoa có thiết kế nâng cao vòm, ôm lòng bàn chân tạo cảm giác dễ giảm áp lực lên chỗ bị đau mắt cá chân, giúp tăng cường lưu thông máu, giúp thoải mái cho bàn chân và giúp giảm các triệu chứng do bệnh đau mắt cá chân gây ra
Đi, đứng nhiều khiến khớp đau nhức
Khi bị viêm khớp mắt cá chân, nhất là trong khoảng thời gian 2 tuần đầu cải thiện, bạn không nên đứng hoặc đi lại nhiều. Vì khi bạn đứng lâu ở một tư thế, đôi chân phải chống đỡ toàn bộ sức nặng của cơ thể, phần khớp mắt cá chân cũng phải chịu lực tác động nên sẽ bị đau, khó hồi phục. Ngược lại, khi bạn đi lại nhiều, phần khớp này cũng phải liên tục hoạt động, khi ấy bề mặt sụn và xương dưới sụn vốn đã bị thương do bệnh viêm khớp giờ lại càng dễ bị bào mòn hơn, khiến cho cơn đau tăng nặng, bệnh khó hồi phục.
Ngồi xổm, xếp bằng tăng áp lực cho khớp
Nếu bạn ngồi ở tư thế xếp bằng, tức hai chân bắt chéo đặt sát xuống sàn nhà thì mặt ngoài của mắt cá chân cũng sẽ bị tì sát xuống sàn. Trong khi đó, thói quen ngồi xổm sẽ dồn lực lên đôi chân. Cả hai tư thế ngồi đều gia tăng áp lực khiến khớp mắt cá chân vốn đang bị đau giờ càng tăng nặng. Hơn nữa, tư thế này khiến máu lưu thông kém, phần khớp từ đầu gối trở xuống các ngón chân rất dễ bị tê cứng, nhức mỏi.
Viêm khớp mắt cá chân là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm và có ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động. Vì vậy, đừng nên chủ quan khi gặp phải các triệu chứng bất thường ở vị trí khớp quan trọng này.
>>> Có thể bạn quan tâm: