1/ Đau bàn chân là bệnh gì có nguy hiểm?
Ngày nay có rất nhiều người đang gặp phải các vấn đề như đau bàn chân nhưng thắc mắc không biết đó là bệnh lý gì, nguyên nhân do đâu bị đau bàn chân, ngoài ra cũng như có người hay chủ quan cũng không quan tâm đến căn bệnh đau bàn chân này, nghĩ rằng các cơn đau này theo thời gian sẽ mau chóng qua đi.
Do bàn chân hằng ngày phải chịu toàn bộ lực nâng đỡ cho cả cơ thể và các hoạt động di chuyển suốt cả ngày nên rất dễ bị tổn thương nếu người bệnh không chăm sóc đúng cách.
Đau bàn chân là triệu chứng rất thường hay gặp ở người già và trẻ em do các nguyên nhân bệnh lý bàn chân khác nhau. Chính vì vậy, đau bàn chân là triệu chứng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Nếu người bệnh không thực hiện ngăn chặn và điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến dáng đi và khả năng vận động của đôi bàn chân.
Đau bàn chân cũng có thể bị ảnh hưởng từ các bệnh về cơ xương khớp như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, bệnh tiểu đường, viêm cân gan chân, bệnh gout, hoặc do suy tĩnh mạch chi dưới
Theo ý kiến các bác sĩ có uy tín và chuyên môn, khi người bệnh gặp phải các trường hợp như vậy, người bệnh tuyệt đối không nên xem thường bệnh đau bàn chân vì những biểu hiện như vậy có thể là biểu hiện của các chứng bệnh quan trọng nào đó cần phải được phải điều trị kịp thời và tránh những việc đáng tiếc về sau.
Dấu hiệu nhận biết Đau Bàn Chân
Cảm giác khó chịu mỗi khi chân bị mỏi và nó sẽ diễn ra thường xuyên hơn
Bước đi trở nên nặng nề và chậm chạp hơn bình thường
Tê buốt và đau đớn có thể xuất hiện ở hai chi, đau dọc cẳng chân gây khó khăn trong việc đi lại và lao động.
Chân có thể bị mất cảm giác, nhiều khi đau nhói như kim châm mỗi khi ngủ dậy…
Kiểm tra Đo bằng máy đo chân công nghệ iStep:
Máy đo cảm ứng áp lực công nghệ mỹ Istep là bước đột phá trong việc chăm sóc sức khỏe bàn chân và phát hiện ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe bàn chân bằng việc kiểm tra chính xác tình trạng và đo kích thước bàn chân, kiểu vòm chân và các điểm áp lực trong một vài giây. Công nghệ này ngay lập tức tùy chọn giày dép y khoa lý tưởng với cấu trúc đế chỉnh hình cho đôi chân của bạn
Với Máy đo cảm ứng áp lực công nghệ Mỹ Istep từ Aetrex sẽ giúp bạn:
Xác định đúng kiểu vòm bàn chân giúp bạn dự đoán được những loại bệnh bàn chân, vị trí đau mỏi mà bạn đã, đang hoặc sẽ mắc phải.
Xác định được những điểm áp lực bàn chân để bạn dự đoán được vị trí đau của bàn chân như đau gót chân, hay đau lòng bàn chân.
Xác định kích cỡ bàn chân để lựa chọn cho mình đôi giày vừa với bàn chân chính vì thế sẽ không gây ra những biến dạng không đáng có.
Việc đo bằng máy giúp chúng ta nhận diện được cấu trúc bàn chân và áp lực phân bố dưới lòng bàn chân, từ đó mà chúng ta dùng phương pháp điều trị hoặc hỗ trợ điều trị một cách thích hợp nhất.
2/ Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau bàn chân
Ngay phía dưới lòng bàn chân của chúng ta có nhiều sợi dây mô liên kết nối dài từ phía gót chân đến các ngón chân được gọi là Cân Mạc Cung Bàn (Planta Fascia). Chúng có nhiệm vụ hỗ trợ cho việc di chuyển trở nên nhẹ nhàng và dễ chịu hơn, đồng thời chúng cũng giúp nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể cân bằng hơn. Thêm vào đó, lớp mỡ mỏng được cấu tạo để phủ lên phần gót của cân mạc giúp thực hiện công việc chống lực sốc cho cơ thể khi di chuyển
Các bệnh về đau bàn chân mà người bệnh thường hay gặp phải
Những nguyên nhân không ngờ khiến bạn mắc phải chứng bệnh bị đau bàn chân.
Các yếu tố bệnh lý gây ra đau bàn chân: như bàn chân bẹt, viêm cơ mạc bàn chân, đau bàn chân do bệnh đái tháo đường, viêm bao hoạt dịch gân gót, gai xương gót, hội chứng đường hầm cổ chân...
Đứng lâu một chỗ trong thời gian dài: Do tính chất công việc nên nhiều người phải đứng liên tục trên đất, các vận động viên, công nhân làm việc phải di chuyển nhiều, và đặc biệt thường người chơi bóng chuyền hoặc các môn thể thao khác đều có nguy cơ bị đau bàn chân nhiều hơn hẳn.
Chấn thương bàn chân khi chơi thể thao/hoạt động quá mức: Vì phải vận động quá nhiều, cân mạc ở chân luôn trong trạng thái căng cứng, nếu không mang những đôi giày có chất lượng vải mềm, êm thì lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng viêm đau và sẽ kéo dài nếu không chữa trị kịp thời.
Phụ nữ mang thai, người thừa cân: Với trọng lượng lớn khi mang thai cũng như cân nặng quá khổ sẽ khiến cân mạc phải luôn gồng lên để chịu đựng sức nặng cơ thể đè xuống cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm đau ở chân.
Người bị bàn chân bẹt: Cấu tạo bàn chân bẹt sẽ thẳng, vòm chân không có độ cao, khiến toàn bộ lòng bàn chân chạm sát mặt đất, chính điều này tạo áp lực lớn lên cân mạc và gây đau bàn chân. Tuy nhiên, nếu cung bàn chân quá cong cũng gây ra tình trạng tổn thương cân mạc.
Người có bàn chân quay sấp vào trong quá mức : vì khi di chuyển, phần trong của gót chân sẽ chạm đất trước, khi đó sức nặng của toàn cơ thể sẽ dồn hết xuống dưới bàn chân rồi chuyển dần trọng lượng đến các ngón chân. Điều này sẽ đè trực tiếp xuống phía trong phần gót chân và vòm chân, là nguyên nhân phổ biến gây ra tổn thương phía trong lòng bàn chân.
Ngoài ra, việc sử dụng giày đã bị mòn đế, không vừa với bàn chân, giày cao gót hoặc lựa chọn lót giày không thích hợp cũng là nguyên nhân dẫn đến cân mạc căng ra và tạo ra các cơn đau bàn chân không mong muốn.
Vì vậy khi nhận thấy xuất hiện các triệu chứng đau bàn chân kéo dài, người bệnh không được chủ quan và cần nhanh chóng tìm đến các trung tâm bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp thăm khám để tiến hành khám và điều trị kịp thời, hiệu quả. Qua đó, việc chữa trị sớm có thể giúp cho người bệnh đau bàn chân ngăn chặn được nhiều biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra do đau bàn chân gây ra.
3/ Những ảnh hưởng và các biến chứng của đau bàn chân
Đau là triệu chứng ban đầu dễ dàng nhất để nhận biết tổn thương về cơ xương khớp tại bàn chân, các cơn đau thường nối tiếp và kéo dài dai dẳng, đau nhiều hơn khi vận đông,cảm giác đau lan tỏa về phía trước. Cơn đau thường xuất hiện nhiều vào buổi sáng ngủ dậy hoặc sau môt thời gian dài nghỉ ngơi. Trong những trường hợp nặng hơn thì cơn đau bàn chân có thể lan lên bắp chân, đau đầu gối.
Ảnh hưởng nhiều đến khả năng đi lại của người bị bệnh: người bị đau bàn chân không thể thực hiện các hoạt động thể dục thể thao mà mình yêu thích, nếu cố gắng vận động thì sẽ rất đau đớn, khiến người bệnh ngã quỵ. Ngoài ra, việc di chuyển, đi lại sẽ không được thực hiện nhanh nhẹn và linh hoạt trước khi không bị đau bàn chân.
Ảnh hưởng đến dáng đi, mất đi sự tự tin khi giao tiếp: Người bị bệnh đau bàn chân khi đi lại phải kiễng chân lên khi đi để tránh bị đau bàn chân, nếu không điều trị kịp thời các cơn đau có thể lan rộng từ từ lên đầu gối và hông, thậm chí gây ức chế thần kinh làm cho người bệnh không muốn tiếp tục làm việc nữa.
Ảnh hưởng đến công việc hằng ngày gây khó khăn trong di chuyển nên ảnh hưởng đến công việc của người bệnh, đặc biệt là những người làm công việc thường xuyên phải đi lại, làm giảm hiệu suất cũng như chất lượng công việc.
Là nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như đau gót chân nếu kéo dài không chữa trị sẽ dẫn đến tình trạng suy tĩnh mạch chi dưới, bị gai gót chân, thoái hóa điểm bám gân gót ảnh hưởng đến các dây thần kinh tọa, viêm cân gan chân, đau đầu gối, đau thắt lưng…Ngoài ra ảnh hưởng đến đau lưng, thoát vị đỉa đệm, đau đầu gối
Là nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như đau lưng, thay đổi dáng đi
4/ Phương pháp điều trị đau bàn chân
Khi xuất hiện những biểu hiện về bệnh lý đau bàn chân, người bệnh không nên tự ý mua thuốc, người bệnh cần phải đi khám bác sỹ để biết được chính xác tình trạng bệnh đau bàn chân của mình mà có phương pháp điều trị đau bàn chân phù hợp. Dưới đây là một số liệu pháp điều trị đau bàn chân hiệu quả tại nhà:
Nếu bị đau bàn chân quá người bệnh có thể thực hiện việc chườm đá lạnh mười phút, bốn năm lần trong ngày cho tới khi cơn đau bàn chân lắng dịu xuống.
Thường xuyên đấm bóp, massage bàn chân là những cách có lợi cho tĩnh mạch làm giảm triệu chứng đau bàn chân. Không nên thoa dầu nóng vì thoa dầu nóng chỉ có tác dụng làm giảm đau bàn chân tức thời, trong khi đó tác dụng của sức nóng của dầu gây ra lại làm cho việc tĩnh mạch ngày càng dãn thêm ra, do đó dẫn đến tình trạng bệnh càng một nặng thêm, việc ứ đọng máu càng nhiều hơn.
Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu hỗ trợ cho đau bàn chân và thực hiện massage chân sau khi ngủ dậy để tránh bị tình trạng viêm cân gan chân, đau gót chân
5 Bài tập giảm đau viêm cân gan chân
Phải thường xuyên tập thể dục đi bộ, các bác sĩ khuyên người bệnh thường xuyên nên đi bộ tốt cho sức khỏe và làm giảm triệu chứng đau bàn chân. Người bệnh nhớ thực hiện các bài tập khởi động thật kỹ trước khi đi bộ nên điều đặn tập mỗi ngày, người bệnh sẽ thấy tình trạng bệnh đau bàn chân giảm đi rất rõ rệt.
Nên thực hiện việc cân bằng chế độ ăn uống để duy trì cân nặng hợp lý giảm áp lực lên bàn chân tránh làm cho đau bàn chân thêm nặng
Hạn chế việc thường đi chân trần trên sàn nhà, nên có thêm miếng lót giày dưới chân hoặc dùng giày dép y khoa khi đứng hoặc làm việc giúp bàn chân êm thoải mái hơn.
Tăng cường luyện tập thể dục thể thao phù hợp như đạp xe, đi bộ kết hợp với dùng lót giày y khoa chăm sóc tốt sức khỏe đôi chân giúp hỗ trợ giảm áp lực cơ thể lên bàn chân làm giảm đau bàn chân, ngoài ra còn giúp giảm đau dây thần kinh và các biến chứng thần kinh, giảm triệu chứng đau cơ xương khớp bàn chân.
Giày dép và lót giày y khoa Spenco sự là đột phá trong thành tưu y học về các sản phẩm ngăn ngừa, phục hồi sức khỏe bàn chân, hỗ trợ điều trị đau bàn chân.
Với các bác sĩ, Spenco chính là phương thuốc tốt nhất chữa các chứng bệnh phổ biến liên quan đến chân như viêm cân gan chân, đau gót, đau mắt cá, đau đầu gối,... ở mức độ nhất định.
Không chỉ vậy, những giày dép y khoa này còn có thể giúp bạn sửa dáng đi, giảm đau cột sống cũng như giảm stress cho hệ thần kinh mỗi ngày.
STEPS.VN – HỆ THỐNG GIÀY DÉP SỨC KHOẺ UY TÍN
𝗪𝗲𝗯𝘀𝗶𝘁𝗲: steps. vn
Hotline: 0975-780-480 | 0938-309-122
Hệ thống cửa hàng giày dép sức khỏe Steps
- 64 Nguyễn Thiện Thuật, Phường 2, Quận 3, TP.HCM | 0975-780-480
- Tầng B1 Takashimaya, 92-94 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM | 0976.482.902
Viết bình luận