Suy giãn tĩnh mạch và các biện pháp khắc phục
- Người viết: STEPS 2020 lúc
- Những bệnh lý về bàn chân
- - 0 Bình luận
Suy giãn tĩnh mạch là một căn bệnh mãn tính phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới, người thường xuyên phải đứng lâu hay ít vận động, đặc biệt những người tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Suy giãn tĩnh mạch nếu không được điều trị sớm gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, bên cạnh đó còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
1. Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh gì?
Ảnh minh họa suy giãn tĩnh mạch ở chân
Suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng hệ thống tĩnh mạch ngoại biên giãn ra, nổi trên bề mặt da, hệ thống van xảy ra vấn đề tạo ra áp lực lớn khiến sự lưu thông máu về tim bị rối loạn chảy theo chiều ngược lại. Áp lực này tác động lên tĩnh mạch khiến tĩnh mạch chân nổi lên. Bệnh xuất hiện khi thành tĩnh mạch chân bị suy yếu hoặc hệ thống van một chiều của tĩnh mạch bị tổn thương.
2. Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân. Dưới đây là các nguyên nhân được các chuyên gia cho rằng có thể gây ra bệnh:
- Yếu tố di truyền: Theo thống kê thì khoảng 80% bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch có cha hoặc mẹ mắc bệnh.
- Giới tính: Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, quá trình thai nghén và sở thích mang giày cao gót.
- Do hoạt động sinh hoạt hàng ngày hoặc môi trường làm việc: ngồi nhiều, đứng nhiều, ít vận động, ẩm thấp,… khiến cho áp lực tĩnh mạch ở chân tăng lên, lâu ngày dẫn đến tổn thương van.
- Béo phì hoặc chế độ ăn uống không hợp lý, ít chất xơ và vitamin.
- Sử dụng thuốc ngừa thai cũng là một yếu tố nguy cơ.
- Do quá trình thoái hóa ở tuổi già: tuổi thọ ngày càng cao sẽ kéo theo những bệnh của quá trình tích tuổi, trong đó có suy giãn tĩnh mạch...
- Các bệnh lý nhiễm trùng, khối u, sau phẫu thuật có biến chứng tắc mạch, viêm mạch và các thủ thuật khác như bó bột hay phải nằm bất động lâu trong gãy xương... cũng có thể dẫn tới bệnh giãn tĩnh mạch.
3. Các cách giúp thoát khỏi suy giãn tĩnh mạch:
Khi có dấu hiệu bệnh bạn nên đi khám và kiểm tra nhanh chóng để có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Trong giai đoạn đầu, có nhiều cách để giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và ngăn ngừa sự tiến triển của chứng suy giãn tĩnh mạch. Hầu hết các phương pháp này có thể được áp dụng tại nhà.
- Nâng chân
Nâng cao chân có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch và sưng phù chân nếu bạn bị ở giai đoạn đầu. Để điều trị nâng cao chân có hiệu quả, cần phải nâng cao chân trên mức tim. Cố gắng giữ chúng ở vị trí này trong ít nhất 20 phút từ 3 -4 lần mỗi ngày.
- Mang vớ
Một trong những phương pháp chữa giãn tĩnh mạch nhận được sự đồng thuận nhiều nhất của giới y học chính là sử dụng vớ y khoa. Khi dùng vớ, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề như đo đúng kích thước để chọn kích cỡ đúng. Cứ sau khoảng 2 giờ đeo thì bạn lại cởi ra sau đó mang lại. Cứ khoảng 6 tháng thì bệnh nhân nên thay 1 đôi, không mang vớ khi đi ngủ.
Vớ suy dãn tĩnh mạch Aetrex Compression Knee
Vớ suy dãn tĩnh mạch Aetrex Compression Knee với công nghệ ion đồng và thiết kế bảo vệ tối ưu đảm bảo hiệu suất hoạt động tối đa mà vẫn giữ được sự thoải mái vượt trội khi mang. Vớ suy dãn tĩnh mạch Aetrex Compression Knee giúp nén các tĩnh mạch và ngăn máu chảy ngược. Chúng bó chặt chân hơn nhiều so với vớ thông thường giúp tĩnh mạch ở chân luân chuyển máu hiệu quả hơn. Những người thường xuyên đứng, đi lại hoặc ngồi nên mang vớ y khoa để giảm sưng và giảm sự khó chịu.
- Điều chỉnh chế độ ăn và kiểm soát cân nặng
Để có thể tránh tình trạng béo phì thừa cân dẫn đến suy giãn tĩnh mạch và những hệ lụy khác cho sức khỏe, mỗi chúng ta cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên đều đặn hàng ngày.
- Thường xuyên vận động hoặc thay đổi tư thế
Những người được chẩn đoán ở giai đoạn đầu, hoạt động thể chất là một biện pháp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, đừng chọn một bài tập gây quá nhiều áp lực cho đôi chân. Chạy bộ thường không được khuyến khích vì nó có thể làm nặng thêm tình trạng giãn tĩnh mạch.
Bạn càng di chuyển, máu lưu thông càng nhanh. Các bài tập thể chất giúp tăng cường lưu thông máu và có hiệu quả để điều trị là đi bộ hàng ngày, căng cơ, yoga hoặc xoay cổ chân.
- Thay đổi lối sống
Hạn chế thói quen ngồi một chỗ trong thời gian dài khi mắc chứng suy giãn tĩnh mạch. Những ai phải ngồi nhiều nên cố gắng đứng dậy và di chuyển xung quanh, hoặc thường xuyên thay đổi tư thế để máu lưu thông tốt. Tránh ngồi bắt chéo hai chân vì tư thế này càng khiến lưu thông máu khó khăn hơn.
Tránh mang giày cao gót trong thời gian dài. Giày cao gót thường làm tình trạng ứ máu ở chi dưới nặng hơn, do tăng co bóp các cơ bắp chân và dồn máu về tĩnh mạch.
- Massage nhẹ nhàng
Massage nhẹ nhàng vùng bị giãn tĩnh mạch là cách giúp máu lưu thông tốt cũng như hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà hiệu quả. Bạn thể sử dụng dầu massage hoặc kem dưỡng ẩm để tăng hiệu quả. Tuy nhiên, khi xoa bóp tránh ấn trực tiếp lên tĩnh mạch để hạn chế làm tổn thương các mô xung quanh.
Mặc dù massage nhẹ nhàng như vậy có thể không làm giảm hoàn toàn triệu chứng giãn tĩnh mạch, nhưng nó có thể thay đổi đáng kể cảm giác khó chịu mà chúng gây ra bằng cách cải thiện lưu lượng máu đến các chi.
Ngoài ra, một trong những phương pháp can thiệp y tế phổ biến nhất cho bệnh suy giãn tĩnh mạch là cắt đốt bằng laser. Phương pháp này thường được sử dụng khi không có phương pháp điều trị nào nêu trên hiệu quả và tình trạng sưng cũng như khó chịu trở nên nặng nề. Thủ thuật thường để lại vết thâm nhỏ trên chân và đơn giản hơn nhiều so với phẫu thuật thông thường.
>>> Có thể bạn quan tâm:
Viết bình luận