ĐO CHÂN MIỄN PHÍ VỚI CÔNG NGHỆ CẢM ỨNG MỸ ISTEP

Những điều cần biết về đau khớp cổ chân

Những điều cần biết về đau khớp cổ chân

Đau khớp cổ chân nếu không được quan tâm sớm và điều trị đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hằng ngày, gây đau nhức dữ dội, gặp nhiều khó khăn trong đi lại và chạy nhảy, lâu dần hạn chế vận động, thậm chí có nguy cơ tàn phế. Do đó, khi có dấu hiệu đau nhức ở vị trí này, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở uy tín để khám và nhanh chóng tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Đau khớp cổ chân là bệnh gì?

Trong cơ thể con người, các xương muốn kết nối lại với nhau đều phải nhờ vào khớp, nhờ có khớp mà cơ thể mới vận động một cách trơn tru và dễ dàng. Khớp cổ chân là một khớp rất quan trọng, có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể và duy trì hoạt động di chuyển. Tuy nhiên lại dễ tổn thương, khi khớp cổ chân bị tổn thương sẽ làm cho người bệnh có những cơn đau nhức ở mặt trong hoặc ngoài cổ chân, kéo dài dọc theo gân gót và nối cơ cẳng chân tới xương gót, chân có cảm giác tê, ngứa. Các cơn đau nhức sẽ nghiêm trọng hơn khi đi bộ hay vận động mạnh. Và chân sẽ trở nên yếu, mất khả năng chịu lực và cơ thể sẽ bị mất thăng bằng.

Nguyên nhân gây đau nhức khớp cổ chân

Hiện tượng đau khớp cổ chân có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân. Trong đó phải kể đến nguyên nhân do một số loại bệnh sau:

+ Bong gân

Bong gân do vận động mạnh khi chơi thể thao, gặp một số tai nạn chính là một trong những nguyên nhân khiến đau khớp cổ chân. Dây chằng quanh khớp cổ chân bị rách, giãn rộng hoặc xoắn khớp cổ chân sẽ khiến người bệnh bị đau, bầm tím, sưng và giảm khả năng hoạt động.

+ Hội chứng kích thích khớp cổ chân

Đây là hội chứng mà những vũ công, vận động viên nhảy cao và cầu thủ bóng chuyền dễ mắc nhất. Hội chứng này xảy ra khi dây thần kinh hoặc dây chằng quanh khớp cổ chân bị đè nén và gây đau nhức mạn tính.

+ Viêm gân

Viêm gân là do những chấn thương kinh niên hoặc lặp đi lặp lại quá mức các cử động. Đây cũng chính là một bệnh gây ra đau khớp cổ chân. Ngoài việc đau khớp này người bệnh còn bị sưng tấy. Khi tình trạng viêm gân trầm trọng hơn, bạn có thể bị đau khớp cổ chân liên tục khi đi bộ, chạy và nhảy. Tuổi tác và cường độ tập luyện quá mức là những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị viêm gân.

+ Viêm xương khớp

Viêm xương khớp cũng là một bệnh gây ra tình trạng đau khớp cổ chân. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm xương khớp. Đó có thể là do quá trình lão hóa của cơ thể khiến sụn khớp bị thoái hóa. Đây cũng có thể là việc tăng nồng độ acid uric trong cơ thể sinh ra các tinh thể muối urat và gây ra bệnh gout hoặc do các chấn thương khớp cổ chân, căng thẳng, thừa cân… gây ra.

Các triệu chứng thường gặp là cứng khớp, đau sâu trong khớp và khớp cổ chân không ổn định. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như xương trong khớp cổ chân biến dạng và hạn chế vận động.

Triệu chứng của đau khớp cổ chân

Đau khớp cổ chân gây đau vùng khớp ở cổ chân và hạn chế vận động. Cơn đau nhói có thể xảy ra một cách bất chợt hay khi gắng sức, khi ấn vùng khớp hoặc khi va đập mạnh. Mức độ cơn đau dao động từ nhẹ đến nặng. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp cổ chân tuy nhiên người bị mắc bệnh sẽ có những triệu chứng sau đây:

+ Trong lúc nghỉ ngơi nhất là về đêm và sáng cơn đau cũng xuất hiện. Nơi cổ chân sẽ có hiện tượng sưng đỏ và sờ vào có cảm giác nóng. Triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh như viêm khớp cấp, hoặc nhiễm trùng khớp hay bệnh gout.

+ Một số người sẽ đau nhức hơn khi vận động, có lúc còn nghe tiếng lạo xạo trong khớp. Đây là dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp và một số bệnh về dây chằng.

+ Khu vực cổ chân bị sưng đỏ và nặng hơn là tràn dịch khớp và kéo theo các cơn đau nhức suốt ngày đêm.

Cách phòng ngừa tình trạng đau khớp cổ chân

+ Áp dụng chế độ ăn lành mạnh, khoa học. Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, B12, axit béo omega 3, hạn chế uống rượu bia, chất kích thích, hút thuốc lá…

+ Hạn chế mang vác nặng làm các cơ hoạt động quá sức, khiến cổ chân phải chịu một khối lượng lớn, dẫn đến viêm khớp cổ chân hoặc thoái hóa khớp.

+ Chọn mang giày dép sức khỏe, lót giày y khoa với phần đế được nghiên cứu và thiết kế theo tiêu chuẩn bàn chân con người, giúp bảo vệ và điều chỉnh bàn chân theo chiều hướng tích cực như: cân chỉnh vòm bàn chân đối với bàn chân bẹt, giảm đau gót với chứng đau gót chân, hiệu quả với các chứng đau bản chân do các bệnh lý khác nhau. Tùy thuộc vào từng kiểu vòm bàn chân, triệu chứng đau và từng trường hợp cụ thể mà lựa chọn sử dụng các loại sản phẩm khác nhau.

+ Hạn chế mang giày cao gót.

+ Duy trì thói quen tập luyện thể dục thường xuyên với những môn thể thao nhẹ nhàng. Luyện tập những bài thể dục tốt cho xương khớp. Điều này sẽ giúp xương khớp dẻo dai hơn, tránh được những tổn thương và giúp cơ thể khỏe mạnh chống lại các bệnh tật.

+ Duy trì cân nặng một cách hợp lý để tránh tăng áp lực lên các khớp đặc biệt là khớp cổ chân.

+ Thường xuyên ngâm chân với nước muối ấm, cho thêm vài lát gừng tươi kết hợp massage, xoa bóp cổ chân và bàn chân, đặc biệt trong những ngày phải di chuyển nhiều, đứng nhiều.

HỆ THỐNG GIÀY DÉP SỨC KHỎE STEPS
▪️ Aetrex Việt Nam
- 64 Nguyễn Thiện Thuật, Phường 2, Quận 3, TP.HCM | 0975-780-480
- Tầng B1 Takashimaya, 92-94 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM | 090.1314.012
- Tầng 3 Vincom Center, Số 2 Phạm Ngọc Thạch, P. Trung Tự, Q. Đống Đa, Hà Nội | 0976 482 902
▪️ Spenco Việt Nam - 58 Nguyễn Thiện Thuật, P.2, Quận 3, TP.HCM | 0975-780-480
▪️ STEPS - Chăm Sóc Sức Khỏe Bàn Chân - Số 1077 Trần Hưng Đạo, P.5, Quận 5, TP.HCM | 028-3838-0313

 

>>> Có thể bạn quan tâm:

← Bài trước Bài sau →